Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  14,851,367

34

Vi sinh vật học

Lê Hùng Anh; Phạm Thị Thanh Hiền; Phan Thị Phượng Trang; Phan Thị Phượng Trang(1)

Phân lập và tuyển chọn một số vi sinh vật từ phân voi ứng dụng trong xử lí vỏ cây nha đam tạo thành phân compost

Isolation and selection of microorganisms from elephant dung for composting of aloe vera bark

Tạp chí Khoa học - Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh

2022

3

481-491

1859-3100

Cây nha đam; Vi sinh vật; Compost; Phân voi

Aloe vera; Cellulose-rich waste treatment; Compost; Elephants dung

Tại Việt Nam, voi thường được tìm thấy ở khu vực Tây Nguyên, đặc biệt là Đắk Lắk. Voi tiều thụ lên đến 300 kg thức ăn giàu chất xơ, cellulose và giải phóng 100 đến 130 kg phân mỗi ngày. Trong bài báo này, chúng tôi tiến hành tuyển chọn các chủng vi sinh từ phân voi có tiềm năng phân giải phế phẩm nông nghiệp giàu cellulose nhằm tận dụng triệt để phân voi vào quá trình xử lí chất thải. Kết quả phân lập, làm thuần vi sinh từ mẫu phân voi tươi thu được 11 chủng vi khuẩn và 3 chủng nấm mốc. Các chủng này được kiểm tra hoạt tính phân giải cellulose và định danh theo phương pháp MALDI TOF và theo khóa phân loại của Bergey. Kết quả định danh cho thấy có 2 chủng là Staphyloccoccus aureus, 5 chủng là Bacillus subtilis và 2 chủng nấm mốc lần lượt là Aspergillus fumigatus và Aspergillus niger. Sau khi định danh, các chủng được tăng sinh và phối trộn với chất mang gồm cám gạo, bột bắp với tỉ lệ 5:3 để tạo chế phẩm có mật độ 1x1010 CFU/g. Đánh giá khả năng phân giải của chế phẩm thu được trên đối tượng vỏ cây nha đam với quy mô phòng thí nghiệm đem lại kết quả khả quan. Đây chính là tiền đề trong việc ứng dụng chế phẩm có nguồn gốc từ phân voi vào thực tế giúp cải thiện tình trạng môi trường.

In Vietnam, elephants are commonly found in the Central Highlands, especially Dak Lak province. Elephants consume up to 300 kg of fiber-rich, cellulose-rich feed and release 100 to 130 kg of feces per day. In this paper, we selected microbial strains from elephant feces with the potential to degrade cellulose-rich agricultural waste to use elephant feces in the waste treatment process. The results of isolation and purification of microorganisms from fresh elephant dung samples show that there are 11 strains of bacteria and 3 strains of fungus. These strains were tested for their cellulose-degrading activity and identified by the MALDI TOF method and by Bergey's taxonomy method. The identification results show that there were two strains of Staphyloccoccus aureus, five strains of Bacillus subtilis, and two strains of fungus: Aspergillus fumigatus and Aspergillus niger. After being identified , strains were tested for proliferation and mixed with maltodextrin, rice bran, and corn bran at the ratio 2:5:3 to create a bioproduct with microbial density of 1x1010 CFU/g. The result of evaluating the composting of the bioproduct obtained on aloe vera bark in a laboratory is positive. This study will be a foundation for further studies in using bioproducts derived from elephant dung to help improve the environment.

TTKHCNQG, CTv 138