Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543

76

Niệu học và thận học

BB

Nguyễn Đạo Uyên; Lương Thanh Tú; Lê Văn Hùng; Ngô Đậu Quyền; Đỗ Ngọc Sơn; Nguyễn Đức Minh; Phạm Thành Đạt

Biến chứng tổn thương mạch máu sau tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ dưới hướng dẫn siêu âm

Iatrogenic renal vascular injury post mini-percutaneous nephrolithotomy via ultrasound guidance

Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam)

2023

2

180-183

1859-1868

Sỏi thận; Sỏi san hô; Tán sỏi thận qua da; Điều trị ít xâm lấn; Tổn thương mạch máu

Kidney stones; Staghorn calculi; Percutaneous nephrolithotomy; Minimally invasive treatment; Vascular injury; Complication

Chảy máu trong và sau tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ dưới hướng dẫn siêu âm là biến chứng ít gặp, nhưng có nguy cơ đe doạ tính mạng. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm đánh giá tổn thương mạch máu sau tán sỏi qua da đường hầm nhỏ và phương pháp kiểm soát những biến chứng này. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả. Hồi cứu 1530 trường hợp được tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ dưới hướng dẫn siêu âm tại Bệnh viện Việt Đức từ tháng 1/2018 đến tháng 12/2019. Bệnh nhân (BN) gây tê tủy sống, tư thế nằm nghiêng, chọc dò và tạo đường hầm qua da dưới hướng dẫn siêu âm với nong Amplatz 18 Fr, sử dụng ống soi niệu quản bán cứng tán sỏi thận bằng Holmium laser 80W. Đánh giá biến chứng chảy máu trong và sau phẫu thuật. Kết quả: Tỉ lệ chảy máu trong và sau mổ là 3,7% (57 bệnh nhân). 12 trường hợp có ổ giả phình được nút mạch chọn lọc trong đó 4 bệnh nhân giãn đài bể thận độ I, 8 bệnh nhân giãn độ II. Về phân loại sỏi S0, S4 không gặp trường hợp nào, sỏi S1, S2, S3, S5 lần lượt gặp ở 4, 5, 1, và 2 bệnh nhân. 7 bệnh nhân có một đường hầm và 5 bệnh nhân có 2 đường hầm với 12 đường hầm vào đài giữa, 4 đường hầm đài dưới và một đường hầm đài trên. Có 7 BN tán sỏi 1 lần, 4 BN tán sỏi 2 lần và 1 BN tán sỏi 3 lần. Thời gian mổ trung bình là 69,5 ± 27,2 phút (35 - 120). Bệnh nhân chảy máu sau mổ tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ cần can thiệp mạch chiếm 0,78%, sau can thiệp mạch một lần duy nhất bệnh nhân ổn định. Kết luận: Chảy máu sau tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ dưới hướng dẫn siêu âm có tỉ lệ thấp, nút mạch chọn lọc là phương pháp an toàn, hiệu quả cao, giúp bảo tồn chức năng thận.

Mini percutaneous nephrolithotomy (mini-PCNL) is a safe and effective treatment modality for the management of renal calculi. This technique is associated with high success rates, decreased morbidity and few complications. The incidence of postoperative hemorrhage complicating mini-PCNL is very low. This study aimed to describe the use of renal angiography in the detection of renal vascular injuries following mini-PCNL, as well as to assess the efficacy of endovascular management of these complications. Methods: Between January 2018 and December 2019, a total of 1530 consecutive patients underwent mini-PCNL at our hospital, with early follow-up results. Findings regarding type of renal vascular injury identified, embolization technique, and therapeutic outcome. Results: Rates of major bleeding were 3,7% (57 patients), including 12 case of hemorrhage required embolization. Twelve patients include 8 males and 4 females with the average age of 52,67 ± 11,55 (range from 30 to 70 years old). The finding of hydronephrosis on preoperative MSCT includes: normal: 0 cases; grade 1: 4 cases (33,33%); grade 2: 8 cases (66,67%) and grade 3: 0 cases. Stone site: S0: 0 case; S1: 4 cases; S2: 5 cases; S3: 1 case, S4: 0 case and S5: 2 cases. Seven patients have one Amplatz hole and 5 patients have two Amplatz hole, of which renal access tract: middle calyx is 12 holes; lower calyx is 4 holes, upper calyx is 1 hole. Mini-PCNL in one time: 7 cases, two times: 4 cases, three times: 1 case, average operative time: 69,53 ± 27,18 minutes (35 - 120). Renal vascular lesions identified in 12 patients (0.78%) were treated with embolization only once with complete resolution of hemorrhage, no further clinical deterioration and preservation of renal function. Conclusions: Mini-PCNL performed under the ultrasound guidance with lie on the side position and spinal anesthesia offers many advantages. Renal vascular injury is a rare complication of percutaneous nephrolithotomy. Early renal angiography and selective embolization can play an integral diagnostic and therapeutic role.

TTKHCNQG, CVv 46