Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  14,998,705

Khoa học kỹ thuật và công nghệ

BB

Lê Đình Anh, Nguyễn Hoàng Quân, Ngô Ích Long, Trương Văn Thuận, Trương Việt Anh; Ngô Ích Long(1)

ẢNH HƯỞNG CỦA MÔ HÌNH ĐỘ NHỚT RỐI LÊN MÔ PHỎNG DÒNG XÂM THỰC TRONG NƯỚC Ở NHIỆT ĐỘ CAO

EFFECT OF TURBULENT VISCOSITY MODEL ON THE NUMERICAL SIMULATION OF CAVITATING FLOW IN HOT WATER

Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên

2022

08

208-217

Nghiên cứu này đánh giá ảnh hưởng của các mô hình rối lên mô phỏng dòng xâm thực trong môi trường nước ở nhiệt độ cao. Dòng chảy qua biên dạng cánh NACA0015 được mô phỏng sử dụng mô hình đồng nhất cho dòng nén được, ba pha nước - hơi bão hòa - khí không hòa tan. Ba mô hình độ nhớt rối được tính toán bao gồm mô hình độ nén, mô hình sửa đổi Reboud và mô hình VLES. Mô phỏng được thực hiện với nước ở nhiệt độ 25oC, 50oC và 70oC với góc tấn 5o và 8o. Kết quả mô phỏng được so sánh tương quan với kết quả thực nghiệm của phân bố hệ số áp suất -Cp trên cánh của Cervone và các cộng sự ở hệ số xâm thực s = 2.5 và 1.5. Kết quả cho thấy mô hình hóa độ nhớt rối có tác động lớn đến sự phân bố tỉ lệ thể tích khí xâm thực và phân bố năng lượng rối trên biên dạng cánh. Ba mô hình độ nhớt rối cho kết quả phân bố hệ số áp suất -Cp tốt so với thực nghiệm. Trong đó, mô hình độ nén cho kết quả tốt nhất so với thực nghiệm ở các nhiệt độ khác nhau.

In this study, the effect of different turbulent viscosity models on the numerical simulation of cavitating flow in hot water is investigated. The flow field around the NACA0015 hydrofoil is simulated using the compressible homogeneous water-vapor two-phase flow model. Three turbulent viscous models are performed, including compressibility model, Rebound modification model, and VLES model. The simulations are conducted with water at the temperatures of 25oC, 50oC and 70oC and the two attack angles of 5o and 8o, respectively. The simulation results are compared quantitatively with the measured data of pressure coeficient -Cp by Cervone et al. at two cavitation numbers of s = 2.5 and 1.5. As the result, the cavity volume and turbulent kinetic energy around the hydrofoil is highly influenced by the turbulent viscosity model. A good match with measured data of the pressure coefficient Cp produced by all turbulent viscous model. For which the best satisfactory prediction with experimental data was achieved by the compressibility model at all tested temperatures.