Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  14,929,820

68

Nuôi trồng thuỷ sản

Tạ Anh Thư; Dương Thúy Yên; Dương Thúy Yên(1)

Mối quan hệ giữa kích cỡ cá cái với một số chỉ tiêu sinh sản, đường kính trứng và tăng trưởng cá bột của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)

The relationships of female size with reproductive parameters, egg diameter and larval growth of striped catfish (Pangasianodon hypophthalmus)

Nông nghiệp và Phát triển (Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh)

2023

1

32-40

2615-9503

Ảnh hưởng con mẹ; Cá bột; Chỉ tiêu sinh sản; Khối lượng cá cái

Female weight; Fish larvae; Maternal effect; Pangasianodon hypophthalmus; Reproductive parameters

Nghiên cứu này nhằm xác định mối quan hệ giữa khối lượng cá cái với một số chỉ tiêu sinh sản, thể tích noãn hoàng và chiều dài cá bột của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus). Cá tra thành thục được chọn từ bể tuần hoàn nuôi cá vỗ cá bố mẹ. Cá cái (n = 36) với khối lượng khác nhau (1,7 - 7,0 kg) được cho sinh sản nhân tạo với cùng nhóm cá đực. Kết quả cho thấy sức sinh sản thực tế (331.667 - 1.404.791 trứng/con) có mối quan hệ thuận (P < 0,01) nhưng sức sinh sản tương đối (73.849 - 255.214 trứng/kg cá cái) có mối tương quan nghịch với khối lượng cá cái (P < 0,01). Số cá cái cho sinh sản gồm 18 con và được phân chia thành 3 nhóm khối lượng (6 - 7 kg, n = 5; 5 - 5,5 kg, n = 8; và 3 - 4,8 kg, n = 5) để theo dõi một số chỉ tiêu sinh sản gồm đường kính trứng, tỉ lệ thụ tinh và tỉ lệ nở. Kết quả nghiên cứu cho thấy đường kính trứng (1.014 - 1.024 µm), tỉ lệ thụ tinh (65,78 - 79,00%) và tỉ lệ nở (42,73 - 57,27%) của ba nhóm cá khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Cá bột của nhóm cá cái trung bình và lớn có xu hướng tăng trưởng về chiều dài nhanh hơn đàn con của nhóm cá cái nhỏ và sự khác biệt này có ý nghĩa ở thời điểm mới nở, 24 và 72 giờ sau khi nở (P < 0,05). Thể tích noãn hoàng khác biệt không có ý nghĩa giữa ba nhóm cá (P > 0,05), dao động từ 0,37 đến 0,41 mm3 khi cá mới nở, giảm 62,2 - 68,3% sau 36 giờ và 83,8 - 85,4% sau 48 giờ. Nhìn chung, cá cái có khối lượng từ 5 – 7 kg cho kết quả sức sinh sản thực tế và tăng trưởng của đàn con ở 5 ngày sau khi nở tốt hơn so với nhóm cá cái nhỏ.

This study aimed to quantify relationships between female weight and some reproductive parameters, yolk sac volume, and larval length of striped catfish (Pangasianodon hypophthalmus). Mature fish were selected from the broodstock conditioning tank in a recirculating system. Females (n = 36) weighing 1.7 to 7.0 kg were artificially propagated with the same male group. The results showed that realized fecundity (331,667 - 1,404,791 eggs/female) was positively correlated (P < 0.01), while relative fecundity (73,849 - 255,214 eggs/kg female) had a negative relationship with females’ weight (P < 0.01). Eighteen females were divided into 3 groups of weights (6 - 7 kg, n = 5; 5 - 5.5 kg, n = 8; and 3 - 4.8 kg, n = 5) to examine other reproductive parameters. Egg diameter (1,014 - 1,024 µm), fertilization rate (65.78 - 79.00%), and hatching rate (42.73 - 57.27%) were not significantly different among female groups. Larvae produced by medium and large-sized females appeared to grow (in length) faster than those by small-sized females, and these differences were significant at hatching, 24, and 72 h post-hatch (P < 0.05). Yolk sac volume was not different among the three groups (P > 0.05), ranging from 0.37 to 0.41 mm3 at hatching, and decreasing 62.2 - 68.3% after 36 h and 83.8 - 85.4% after 48 h post-hatch. In sum, females weighing 5 to 7 kg had higher realized fecundity and better growth of larvae during the first five days compared to small females.

TTKHCNQG, CTv 70