Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  16,178,158

Công nghệ sinh học

Lưu Thị Tâm; Lê Thị Thơm; Nguyễn Cẩm Hà; Hoàng Thị Minh Hiền; Ngô Thị Hoài Thu; Đặng Diễm Hồng; Hoàng Thị Minh Hiền(1)

Đánh giá khả năng chịu mặn các chủng Spirulina platensis nước ngọt và khảo sát môi trường nuôi rẻ tiền cho chủng tiềm năng

Tạp chí Công nghệ Sinh học - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam

2021

2

381-392

1811-4989

Vi khuẩn lam; Chịu mặn; Phycocyanin; Sinh khối; Môi trường nuôi

Vi khuẩn lam Spirulina đã được nuôi trồng rộng rãi để khai thác các sản phẩm như protein, vitamin, sắc tố phycocyanin… có giá trị dinh dưỡng và dược lý cao. Tuy nhiên, việc thương mại hoá sản phẩm này còn gặp khó khăn do giá thành sinh khối cao chủ yếu do thành phần môi trường dinh dưỡng đắt tiền. Trong nghiên cứu này, từ 11 chủng S. platensis nước ngọt, bằng nuôi cấy sàng lọc, chúng tôi đã phát hiện 7 chủng có khả năng sinh trưởng tốt trên môi trường nước biển với độ mặn dao động từ 5 - 30‰ trong đó, chủng S. platensis ST được chọn cho các nghiên cứu sâu hơn. Nước biển tự nhiên cần được tiền xử lý để loại bỏ các ion dễ gây tủa các thành phần dinh dưỡng trong môi trường nuôi như Mg2+, Ca2+, SO42-… trước khi sử dụng. Chủng ST sinh trưởng tốt nhất trong môi trường nước biển tự nhiên 30‰ có bổ sung 3 g/L NaNO3, 0,5 g/L K2HPO4, 0,05 g/L FeSO4. Năng suất sinh khối chủng ST đạt cao nhất là 0,487 g/L, tốc độ sinh trưởng (μ) là 0,122/ngày; hàm lượng protein và phycocyanin đạt lần lượt là 48,6% và 127,5 mg/g sinh khối khô. Không có sự sai khác giữa các giá trị nêu trên của môi trường này so với môi trường SOT pha bằng nước cất (P >0,05). Sinh khối chủng ST đảm bảo chất lượng làm nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng. Kết quả nghiên cứu này sẽ là cơ sở khoa học cho việc sử dụng môi trường nước lợ/biển giá rẻ để nuôi sinh khối loài vi khuẩn lam có giá trị kinh tế này.

TTKHCNQG, CVv 262