Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543

76

BB

Trần Tài Lộc; Nguyễn Thanh Liêm; Nguyễn Ngọc Lân; Nguyễn Thị Thanh Tâm; Phan Thị Thanh Tâm

Các tác nhân nhiễm khuẩn huyết và tình hình đề kháng kháng sinh tại Bệnh viện Thống Nhất

SePSIs pathogens and antibiotic resistance in Thong Nhat Hospital

Y học cộng đồng

2024

CD10

275-280

2354-0613

Nhiễm khuẩn huyết; Kháng kháng sinh; Bệnh viện Thống Nhất

Sepsis; Antibiotic resistance; Thong Nhat Hospital

Xác định các tác nhân vi sinh vật gây bệnh và tình trạng đề kháng kháng sinh của chúng trên người bệnh nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện Thống Nhất từ ngày 30/04/2023 đến ngày 01/05/2024. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang trên bệnh nhân có kết quả cấy máu dương tính tại bệnh viện Thống Nhất. Kết quả nghiên cứu: Trong 705 lượt người bệnh cấy máu dương tính, vi khuẩn chiếm 97,87%, vi nấm chiếm 2,13%. Chiếm tỉ lệ cao nhất là Coagulase-negative Staphylococci (28,70%), E. coli (25,22%), S. aureus (10,72%) và K. pneumoniae (6,67%). Tỉ lệ E. coli và K. pneumoniae sinh ESBL tương ứng là 43,1% và 10,9%. E. coli nhạy hầu hết với amikacin, gentamicin, nhóm carbapenem, piperacillin-tazobactam, tobramycin; E. coli, kháng trên 50% với aztreonam (88,2%), ampicillin (86,6%), ceftriaxone (63,1%), hay fluoroquinolone như ciprofloxacin (66,5%), levofloxacin (59,2%). Với K. pneumoniae, kháng sinh còn nhạy cao là nhóm carbapenem như ertapenem (94,1%), imipenem (78,3%), piperacillin-tazobactam (87,8%); K. pneumoniae kháng với ampicillin (100%), aztreonam (87,5%), levofloxacin (40,0%), ceftriaxone (39,1%), ciprofloxacin (39,1%). Với P. aeruginosa tỉ lệ đề kháng carbapenem như imipenem (45,5%), meropenem (33,3%). Đối với S. aureus, kháng sinh bị đề kháng nhiều nhất là benzylpenicillin (89,2%), clindamycin (66,2%), erythromycin (66,2%). Trên 90% chủng S. aureus nhạy với vancomycin, linezolid, teicoplanin, tigecycline. Ngoài ra, nấm Candida spp. hầu như còn nhạy cảm cao với thuốc kháng nấm. Kết luận: Trong 705 lượt người bệnh cấy máu dương tính, vi khuẩn chiếm 97,87%, vi nấm chiếm 2,13%. Nấm thường gặp là Candida spp. và trên 80% nhạy cảm với các thuốc kháng nấm. Các chủng vi khuẩn phổ biến nhất trên người bệnh cấy máu dương gồm Coagulase-negative Staphylococci (28,70%), E. coli (25,22%), S. aureus (10,72%) và K. pneumoniae (6,67%). Tỉ lệ E. coli và K. pneumoniae sinh ESBL tương ứng là 43,1% và 10,9%. Chủng có tỷ lệ đa kháng thuốc cao là E. coli, kế đến là S. aureus với chủng MRSA là 62,2%. Thông tin về tính đề kháng kháng sinh của tác nhân gây nhiễm khuẩn huyết góp phần cho bác sĩ lâm sàng lựa chọn kháng sinh điều trị hợp lý hơn và góp phần giúp cho bệnh nhân giảm chi phí điều trị.

The aim of this study was to determine the micro-organisms causing sepsis and their antimicrobial resistance in sepsis patients admitted to Thong Nhat Hospital from April 30th, 2023, to May 01st, 2024. Subject and Method: Cross-sectional, descriptive research on the patient had a positive blood culture result at Thong Nhat Hospital. Result: Among 705 cases of blood culture-positive patients, bacteria accounted for 97.87%, while fungi accounted for 2.13%. The most prevalent microorganisms were Coagulase-negative Staphylococci (28.70%), E. coli (25.22%), S. aureus (10.72%), and K. pneumoniae (6.67%). The rates of ESBL production in E. coli and K. pneumoniae were 43.1% and 10.9%, respectively. E. coli showed high sensitivity to amikacin, gentamicin, carbapenem, and piperacillin-tazobactam, tobramycin. However, E. coli exhibited resistance to over 50% of aztreonam (88.2%), ampicillin (86.6%), ceftriaxone (63.1%), and fluoroquinolones like ciprofloxacin (66.5%) and levofloxacin (59.2%). For K. pneumoniae, antibiotics to which it remained highly sensitive included the carbapenem group, such as ertapenem (75.4%), imipenem (75.4%), and piperacillin-tazobactam (87.8%). K. pneumoniae exhibited resistance to ampicillin (100.0%), aztreonam (87.5%), levofloxacin (40.0%), ceftriaxone (39.1%), and ciprofloxacin (39.1%). P. aeruginosa showed resistance to most antibiotics, with carbapenem resistance rates of 45.5% for imipenem and 33.3% for meropenem. Regarding S. aureus, the highest antibiotic resistance rates were observed for benzypenicillin (89.2%), clindamycin (66.2%) and erythromycin (66.2%). Over 90% of S. aureus strains were sensitive to vancomycin, linezolid, teicoplanin, and tigecycline. In addition, Candida spp. exhibited high sensitivity to antifungal drugs. Conclusion: In 705 blood culture-positive patients, bacteria accounted for 97.87%, while fungi accounted for 2.13% of the cases. The most common fungi identified were Candida spp., with over 80% susceptibility to antifungal agents. Among the prevalent bacterial strains isolated from blood cultures, Coagulase-negative Staphylococci (28.70%), E. coli (25.22%), S. aureus (10.72%), and K. pneumoniae (6.67%) were the most frequent. The rates of ESBL production among E. coli and K. pneumoniae were 43.1% and 10.9%, respectively. The strains with high multidrug resistance were E. coli, followed by S. aureus, with MRSA accounting for 62.2%. Data regarding the antibiotic resistance patterns observed in blood culture isolates play a pivotal role in the clinical decision-making process, facilitating healthcare providers in the selection of appropriate antibiotic treatments.

TTKHCNQG, CVv 417