



- Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam
68
Tài nguyên rừng
BB
Hoàng Thị Thu Trang
Cấu trúc và đặc điểm tái sinh tự nhiên của kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới tại khu rừng đặc dụng Đăk Uy, tỉnh Kon Tum
Research on forest structure characteristics and natural regeneration of tropical moist evergreen forest in Dak Uy special-use forest, Kon Tum province
Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp
2024
3
1859-3828
Nghiên cứu này được thực hiện ở kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới tại khu rừng đặc dụng Đăk Uy - tỉnh Kon Tum. Mục tiêu là xác định được một số đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của kiểu rừng này tại khu vực nghiên cứu. Kết quả cho thấy: mật độ tầng cây cao dao động từ 630 - 830 cây/ha với đường kính trung bình từ 19,0 - 20,2 cm và chiều cao trung bình từ 15,1 - 15,2 m. Số loài bắt gặp ở tầng gỗ lớn là 28 loài, chỉ số quan trọng IV% có số loài cây tham gia công thức tổ thành chỉ 4 - 5 loài, trong đó Trắc (Dalbergia cochinchinensis Pierre) và Chò xót (Schima crenata Korth) là những loài có giá trị IV% cao hơn trong các công thức tổ thành. Quy luật phân bố N/D1.3 được thể hiện theo phân bố Weibull. Mật độ cây tái sinh tại khu vực nghiên cứu cao, dao động từ 7.280 cây/ha đến 10.240 cây/ha trong đó số cây tái sinh triển vọng chiếm tỷ lệ từ 19% đến 23%. Tỷ lệ cây tái sinh hạt trung bình chiếm 83,6% và tái sinh chồi chiếm 16,4%. Chất lượng cây tái sinh ở khu vực nghiên cứu chủ yếu là trung bình chiếm từ 40% đến 72,9%, tiếp đến là chất lượng cây xấu và cây tốt.
Results of research on forest structure characteristics in Dak Uy special-use forest, Kon Tum province show that: the density or high tree layer ranges from 630 – 830 per hectare, with an average diameter of 19.0 cm-20.2 cm, and an average height is 15.1 – 15.2 m. The number of tree species involved in the forest plant communities is 28 species, of which Trac and Cho xot are species with high IV% values in the composition formulas. Species number distribution (NL/D1.3) follows the Weibull distribution regulation. The density of regeneration trees in the study area is high, ranging from 7280 to 10240 trees per hectare. The height of the regeneration tree layer is divided into 4 classes, with the number of prospective regenerated trees accounting for 19% to 23%. The seed regeneration rate is approximately 83,6% and the shoot regeneration rate is 16.4%. The quality of regeneration trees is mainly average, accounting for 40% to 72.9%, followed by poor quality and good tree quality.
TTKHCNQG, CVv 421