Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  14,925,209

Hoá vô cơ và hạt nhân

Phạm Bảo Ngọc; Nguyễn Giằng; Lê Văn Toàn; Lê Xuân Cường; Nguyễn Minh Hiệp; Vũ Ngọc Bích Đào; Trần Thị Tâm; Lê Văn Thức; Lê Thị Thùy Linh; Lê Thị Bích Thy; Hán Huỳnh Diện; Nguyễn Trọng Hoành Phong; Lê Văn Thức(1)

Nghiên cứu khả năng hấp phụ các ion kim loại Co2+, Zn2+, Ni2+, Pb2+ của vật liệu copolyme điều chế bằng kỹ thuật ghép bức xạ γCo60

Study on the adsorption of heavy metal ions Pb2+, Zn2+, Co2+, Ni2+ from the aqueous solution of the copolymer prepared by gamma induced radiation polymerization

Khoa học & công nghệ Việt Nam

2021

03B

6-11

1859-4794

Copolyme; Ghép bức xạ; PVA-g-AA; Điều chế

Copolymer; PVA-g-AA; Radiation polymerization

Copolyme (PVA-g-AA) có tỷ lệ PVA (Polyvinyl alcohol) và AA (Acid acrylic) khác nhau theo khối lượng (w/w) được điều chế bằng phản ứng ghép bức xạ gamma Co-60. Các yếu tố ảnh hưởng tới hàm lượng gel tạo thành đã được khảo sát. Ở liều chiếu xạ 20 kGy, lượng gel tạo thành đạt 92,39% với độ trương nước khoảng 905%. Các đặc trưng tính chất và cấu trúc của vật liệu đã được xác định bằng phổ hồng ngoại chuyển đổi chuỗi Fourier (FTIR) và phân tích nhiệt quét vi sai (DSC). Hình thái bề mặt trước và sau khi ghép mạch bức xạ được xác định bằng kính hiển vi điện tử quét (SEM). Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hấp phụ kim loại như pH, thời gian hấp phụ và nồng độ các ion kim loại sử dụng ban đầu cũng đã được nghiên cứu. Kết quả cho thấy, lượng hấp phụ cực đại của vật liệu sau 240 phút ở pH=5 đối với Pb2+, Zn2+, Co2+ và Ni2+ lần lượt là 178, 161, 117 và 110 mg/g.

Copolymer hydrogel (PVA-g-AA) having varied PVA (Polyvinyl alcohol) and AA (Acrylic acid) content is prepared by gamma induced radiation polymerization. The parameters affecting the gel fraction yield have been studied. The gel fraction and the swelling property are found to be 92.39 and 905% respectively at an absorbed dose of 20 kGy. Structural and property characteristics were determined by Fourier Transform Infrared (FTIR) spectrometer and Differential Scanning Calorimetry (DSC). The surface morphology of PVA and copolymer has been studied with Scanning Electron Microscope (SEM). The factors affecting the metal uptake such as pH, time, and initial feed metal concentration were investigated. It is found that at pH 5 and after 240 minutes the maximum adsorption amount are 178, 161, 117, and 110 mg/g for Pb2+, Zn2+, Co2+, and Ni2+ respectively.

TTKHCNQG, CVv 8