Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  17,046,013
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

Công nghệ gen; nhân dòng vật nuôi;

Phạm Hoàng Phương Vân, Lê Đặng Minh Trang, Nguyễn Nguyên Chương, Nguyễn Phương Thảo(1), Hoàng Thị Lan Xuân

Cây chuyển gen đậu tương GmNAC085 tăng cường biểu hiện của một số gen quan trọng dưới điều kiện stress mặn

Tạp chí Công nghệ Sinh học - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam

2020

2

283-291

1811-4989

Biến đổi khí hậu đã khiến các stress phi sinh học như hạn hay mặn trở thành các mối đe dọa lớn hơn đối với hệ sinh thái và an ninh lương thực thế giới. Để đáp ứng và bảo vệ trước những điều kiện bất lợi, thực vật thay đổi các hoạt động sinh lý, sinh hóa và phân tử. Đặc biệt, các thành viên NAC (NAM, ATAF1/2, CUC2) đã được biết đến là nhân tố quan trọng trong điều hòa nhiều quá trình sinh học của cây trong đáp ứng các stress thẩm thấu gây ra từ hạn và mặn. Theo các nghiên cứu trước đây, GmNAC085, một nhân tố điều hòa phiên mã của đậu tương (Glycine max) có vai trò điều hòa dương tính đối với stress hạn. Vì vậy, ở nghiên cứu này, chúng tôi mở rộng tìm hiểu vai trò của GmNAC085 trong đáp ứng stress mặn. Theo kết quả phân tích RT-qPCR, một số gen quan trọng liên quan đến đáp ứng stress được tăng cường biểu hiện cao hơn đáng kể ở cây đậu tương chuyển gen so với cây không chuyển gen, bao gồm các gen mã hóa các enzyme chống ôxi hóa (GmSOD, GmAPX and GmCAT), gen mã hóa kênh vận chuyển natri-hydrogen ion (GmNHX1) và gen mã hóa enzyme tổng hợp proline (GmP5CS). Ngoài ra, các kết quả sinh hóa cũng cho thấy hoạt động của các enzyme chống ôxi hóa peroxidase và catalase tăng mạnh ở cây chuyển gen, cùng với nồng độ hydrogen peroxide nội bào thấp hơn. Tất cả những kết quả này cho thấy cây chuyển gen có thể có những thuận lợi trong việc đối phó stress ôxi hóa thông qua hoạt động enzyme và sử dụng nồng độ proline, cũng như thông qua hoạt động bài tiết Na+ nội bào ở điều kiện stress mặn. Vì vậy, cơ chế hoạt động đầy đủ của GmNAC085 liên quan đến stress mặn cần được thực hiện nhằm đánh giá tiềm năng sử dụng gen này trong công tác cải thiện chất lượng giống cây trồng.

TTKHCNQG, CVv 262