Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  16,194,874

Trần Đức Viên, Nguyễn Bá Hiên, Nguyễn Thị Lan, Lê Huỳnh Thanh Phương, Lê Văn Hùng; Lê Huỳnh Thanh Phương(1)

Study on microbial fermented litters in animal husbandry at household farm

Nghiên cứu hiệu quả ứng dụng công nghệ đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn thịt tại Nông Hộ

Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y

2017

3

Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã tiến hành đánh giá hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm sinh học VNUA Biomix trong chăn nuôi lợn thịt nông hộ để giảm ô nhiễm môi trường. 180 con lợn, (khối lượng trung bình của mỗi con là 21kg) được chia thành 6 lô (mỗi lô 30 con), trong đó 3 lô lợn thí nghiệm nuôi ở chuồng có bổ sung chế phẩm sinh học 30kg/con, còn 3 lô lợn đối chứng nuôi ở chuồng không có bổ sung chế phẩm sinh học. Kết quả thí nghiệm cho thấy việc bổ sung chế phẩm sinh học tạo đệm lót nền chuồng trong chăn nuôi lợn thịt ở nông hộ đã làm giảm độ ẩm, giữ mật độ Coliform, E.coli cũng như Salmonella ở chuồng nuôi nằm trong giới hạn cho phép; đáp ứng được yêu cầu an toàn sinh học đối với chăn nuôi lợn. Các chỉ tiêu tăng trọng, khả năng sử dụng thức ăn của lợn ở lô thí nghiệm so với lô đối chứng không có sự sai khác thống kê. Thêm vào đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học để tạo đệm lót đã làm giảm tỷ lệ lợn bị mắc bệnh, tỷ lệ lợn bị chết; đặc biệt đối với các bệnh hô hấp phức hợp. Việc sử dụng chế phẩm sinh học tạo đệm lót chuồng nuôi lợn thịt cũng đã làm giảm tình trạng ô nhiễm môi trường chung.

In this study, the effectiveness of reducing environmental pollution by using pro-biotics (VNUA Biomix) in animal husbandry at household farm level was evaluated. A total of 180 pigs (average weight of each pig was 21kg) were divided into 6 groups (30 pigs per group), of which 3 experimental pig groups were supplemented with pro-biotics into the pigsty and 3 control groups without pro-biotics. The studied results showed that adding pro-biotics to form the microbial fermented litters in the pigsty was able to reduce moisture, to keep the Coliform, E.coli and Salmonella density within permissible limits; fulfilling the requirements of bio-safety in the pig farms. There was no statistically significant difference in food consumption and weight gain between the experimental pigs and the control pigs. In addition, the use of pro-biotics to form the microbial fermented litters in the pigsty reduced the morbidity and mortality rates of the experimental pig; especially the complex respiratory diseases. The use of microbial fermented litter in the pig farms was also to reduce pollution in the common environment.