Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  18,962,868
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

Hệ tim mạch

Phạm Thị Phương, Nguyễn Văn Dũng, Nguyễn Văn Tuấn

Đặc điểm lâm sàng rối loạn giấc ngủ ở người bệnh thay van tim nhân tạo

Clinical features of sleep disturbances in prosthetic heart valve replacement patients

Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam)

2022

1

133-137

1859-1868

Mô tả đặc điểm lâm sàng rối loạn giấc ngủ ở người bệnh thay van tim nhân tạo. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 97 người bệnh thay van tim nhân tạo điều trị nội trú tại Viện Tim Mạch Quốc Gia – Bệnh viện Bạch mai từ tháng 11/2021 đến tháng 07/2022. uổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 58,8 ± 11,6; tuổi thay van tim trung bình là 52,3 ± 11,7, trong đó có 53,6% người bệnh nữ; tỷ lệ van tim sinh học và van tim cơ học lần lượt là 56,7% và 41,2% còn lại 2,1% người bệnh có cả van sinh học và cơ học. Có 58,8% người bệnh thay van tim nhân tạo có rối loạn giấc ngủ, trong đó khó duy trì giấc ngủ (94,7%) và khó vào giấc ngủ (84,2%) chiếm tỷ lệ cao nhất với thời gian đi vào giấc ngủ trung bình là 53,0 ± 28,1 phút, số lần thức giấc mỗi đêm là 3,0 ± 1,1 lần và thời gian đi ngủ lại sau khi thức trung bình là 20,6 ± 18,0, tiếp theo là thức dậy sớm buổi sáng chiếm 12,3% với thời gian dậy sớm trung bình là 13,3 ± 25,2 và không có người bệnh nào mất ngủ hoàn toàn. Hiệu quả giấc ngủ trung bình là 66,5 ± 12,7, điểm PSQI trung bình là 10,9 ± 3,4. Các biểu hiện ban ngày ở người bệnh có rối loạn giấc ngủ bao gồm mệt mỏi (100%), giảm tập trung (59,7%), căng thẳng, nhức đầu (29,8%), bồn chồn (28,1%), buồn ngủ quá mức (19,3%), chóng mặt (19,3%), run (12,3%). Kết luận: Rối loạn giấc ngủ là thường gặp ở người bệnh thay van tim nhân tạo, khó vào giấc ngủ và khó duy trì giấc ngủ là đặc điểm lâm sàng phổ biến. Các biểu hiện ban ngày là thường gặp và gây nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống ở người bệnh thay van tim nhân tạo.

To describe the clinical features of sleep disturbances in patients with prosthetic heart valve replacement. Subjects and methods: A cross- sectional descriptive study of 97 inpatient prosthetic heart valve replacement patients at the National Heart Institute - Bach Mai Hospital from November 2021 to July 2022. Results: The average age of the study subjects was 58.8 ± 11.6; The average age for heart valve replacement was 52.3 ± 11.7 years. In our research population, 53.6% were female; the rate of a bioprosthetic heart valve and mechanical heart valve was 56.7%, and 41.2% respectively, and the remaining 2.1% of patients had both bioprosthetic and mechanical valves. 58.8% of patients with prosthetic heart valve replacement had sleep disturbances, in which difficulty maintaining sleep (94.7%) and difficulty falling asleep (84.2%) accounted for the highest proportion with the average time to fall asleep was 53.0 ± 28.1 minutes, the average number of awakenings per night was 3.0 ± 1.1 times and the average time to go back to sleep after being awake was 20.6 ± 18.0, early morning awakening accounted for 12.3% with an average early wake-up time of 13.3 ± 25.2 (minutes) and no patient had complete insomnia. The mean sleep efficiency was 66.5 ± 12.7, the mean PSQI score was 10.9 ± 3.4. Daytime manifestations in patients with sleep disturbances included fatigue (100%), decreased concentration (59.7%), nervousness, headache (29.8%), and restlessness (28.1). %), excessive drowsiness (19.3%), dizziness (19.3%), tremor (12.3%).
Conclusion: Sleep disturbance is common in patients with prosthetic heart valve replacement. Difficulty falling asleep and maintaining sleep are common clinical features. Daytime manifestations are common and greatly affect the quality of life in patients with prosthetic heart valve replacement.

TTKHCNQG, CVv 46