



68
Bảo vệ động vật nuôi
BB
Nguyễn Thị Xuân Hồng; Hà Xuân Bộ; Nguyễn Thái Anh; Nguyễn Thị Vinh; Phạm Kim Đăng; Trịnh Hồng Sơn; Đỗ Đức Lực; Đỗ Đức Lực(1);
Khả năng sinh trưởng và năng suất thân thịt của lợn sinh ra từ nái Duroc x (Landrace x Yorkshire) mắc bệnh dịch tả lợn Châu Phi sống sót phối với đực Duroc
Growth Performance and Carcass Yield of Crossbred Pigs Born from Duroc Boars Mated with Duroc×(Landrace×Yorkshire) Sows Survived African Swine Fever
Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
2024
02
185-192
2588-1299
Dịch tả lợn châu Phi; Lợn sống sót; Khả năng sinh trưởng; Năng suất thân thịt; Tổ hợp lai D(DLY)
ASF; Survived pigs; Growth performance; Meat quality; D(DLY) pigs
Nghiên cứu được thực hiện tại trại chăn nuôi thuộc huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên từ tháng 8/2021 đến tháng 11/2022 nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng và năng suất thịt của con lai sinh ra từ nái mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) sống sót. Tổng số 110 lợn D×(DLY), gồm 61 cái và 49 đực thiến được sinh ra từ nái Duroc×(Landrace×Yorkshire) mắc bệnh DTLCP sống sót phối với đực Duroc. Lợn được theo dõi từ sơ sinh đến khi kết thúc thí nghiệm ở 223,36 ± 14,78 (± SD) ngày tuổi. Lợn được xăm số tai tại thời điểm sơ sinh và đeo số nhựa vào thời điểm cai sữa. Khối lượng của từng cá thể được cân ở các thời điểm sơ sinh, cai sữa và kết thúc thí nghiệm. Dày mỡ lưng, dày cơ thăn, diện tích cơ thăn, tỷ lệ mỡ giắt và tỷ lệ nạc được xác định bằng máy siêu âm trên lợn sống tại thời điểm cân kết thúc thí nghiệm. Kết quả cho thấy, khối lượng kết thúc (132,40kg), tăng khối lượng/ngày (640,55g) ở đực thiến có xu hướng cao hơn (P = 0,074 và P = 0,057) so với lợn cái (126,60kg và 608,75g). Dày mỡ lưng, tỷ lệ mỡ giắt ở lợn đực thiến cao hơn so với lợn cái (P <0,01) nhưng tỷ lệ nạc thấp hơn (P <0,001) và đạt các giá trị lần lượt 16,49 và 13,41mm; 2,54 và 2,19%; 57,63 và 61,03%. Có thể sử dụng lợn D×(DLY) nuôi thương phẩm trong trường hợp thiếu nguồn giống.
The study was conducted at a pig farm in Van Lam district, Hung Yen province from August 2021 to November 2022 to evaluate the growth performance and carcass traits of D×(DLY) fattening pigs born from Duroc×(Landrace×Yorkshire) survivor sows infected African swine fever virus and Duroc boars. A total of 110 pigs (61 females and 49 barrows) were recorded from birth to the end of the experiment at 223.36±14.78 (± SD) days of age. Pig was individually tattooed at birth and ear tag at weaning. The body weight of each individual was weighed at birth and weaning. Back fat thickness (BFT), longgissimus muscle depth, loin muscle area, intramuscular fat (IMF) and lean meat percentage (LMP) were determined by ultrasound on live pigs at the same time of weighing body weight at the end of the experiment. The results showed that the finishing weight (132.40kg), average daily gain (640.55g) in barrows tended to be higher (P = 0.074 and P = 0.057) than those in female pigs (126.60kg and 608.75g). BFT, IMF in barrows were significantly higher than female pigs (P <0.01) but LMP was lower (P <0.001) and were 16.49 and 13.41mm; 2.54 and 2.19%; 57.63 and 61.03% respectively. D×(DLY) can be used as fattening pigs with carcass traits similar to normal pigs but with lower weight gain.
TTKHCNQG, CTv 169