Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  18,707,034
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

68

Động vật học

Lê Anh Tú, Lê Sỹ Trung, Lê Đức Minh

Đặc điểm cấu trúc sinh cảnh của loài Voọc đen má trắng (Trachypithecus francoisi Pousargues, 1898) tại rừng phòng hộ xã Sinh Long, Khuân Hà, Thượng Lâm, huyện Lâm Bình, Na Hang, tỉnh Tuyên Quang

Vegetation structure in Trachypithecus francoisi's habitat (Trachypithecus francoisi Pousargues, 1898) in the protection forest of Sinh Long, Khuon Ha and Thuong Lam communes, Lam Binh and Na Hang district, Tuyen Quang province

Nông nghiệp & Phát triển nông thôn

2023

05

90 - 100

1859-4581

Kết quả điều tra nghiên cứu trên 8 tuyến với chiều dài 42,09 km và 15 ô tiêu chuẩn (OTC) với diện tích một ô tiêu chuẩn là 500 m2 trên địa bàn 3 xã Khuôn Hà, Thượng Lâm, Sinh Long, huyện Lâm Bình, Na Hang, tỉnh Tuyên Quang đã xác định: (1) Thảm thực vật được phân ra làm 5 kiểu dạng sinh cảnh có diện tích khác nhau. (2) Về cấu trúc thảm thực vật: đối với sinh cảnh 1 (SC1), sinh cảnh 2 (SC2) và sinh cảnh 3 (SC3) có 4 cấu trúc tầng rõ rệt đó là: (a) Tầng cây gỗ vượt tán, (b) tầng cây gỗ tham gia tán chính của rừng, (c) tầng cây bụi, cây tái sinh (d) dây leo. Sinh cảnh 4 (SC4) có 3 tầng không có tầng cây vượt tán. Sinh cảnh 5 (SC5) có 4 tầng không có tầng dây leo. Cây ở SC5 sinh trưởng phát triển kém nhất. (3) Số loài cây gỗ và số lượng cây trên 1 ha đối với SC2, SC3 là nhiều nhất, SC2 (33 loài và 533 cá thể), SC3 (32 loài và 520 cá thể). Sau đó đến SC1, SC4, SC5. (4) Số lượng loài cây tái sinh không có sự khác nhau rõ rệt biến động từ 8 - 12 loài, nhưng số lượng cây tái sinh trên 1 ha có sự khác biệt rõ rệt nhiều nhất là SC1 (560 cây) ít nhất là SC4 (231 cây), các cây tái sinh chủ yếu là cây con của các cây gỗ tầng cao. (5) Về dây leo khác nhau khá rõ rệt nhiều nhất là SC3 (23 loài), có những sinh cảnh không có như SC5. (6) Số lượng cây gỗ cần chiếm ít nhất 5% trong tổng số cây trên 1 ha đối với từng sinh cảnh, để được tham gia công thức tổ thành. SC3 nhiều nhất 7 loài, SC4 có 5 loài, SC1, SC2, SC5 có 4 loài nhưng các loài chiếm tỷ lệ không cao nhiều nhất là 13%, ít nhất là 5%. Các hoạt động của loài Voọc đen má trắng diễn ra ở cả 5 dạng sinh cảnh. Tập trung nhiều thời gian nhất ở SC3, SC4 đây là khu vực rừng phát triển tốt, số lượng thức ăn đa dạng cho loài. SC1, SC2, khu vực có nhiều đất canh tác nông nghiệp, SC4, SC5 là khu vực vách đá cao phù hợp cho ngủ nghỉ và các hoạt động khác của loài Voọc đen má trắng.

Results of the investigation on 8 routes with a length of 42.09 km and 15 standard plots (OTC) with an area of one standard plot of 500 m2 in 3 communes named Khuon Ha, Thuong Lam and Sinh Long communes, Lam Binh and Na Hang dístrict, Tuyen Quang province. Identified that: (1) Vegetation was classified into 5 habitat types with different scales. (2) In terms of vegetation structure: for habitat 1 (SC1), habitat 2 (SC2) and habitat 3 (SC3), there were 4 distinct strata structures that were: (a) emergent layer, (b) canopy layer, (c) layer of shrubs and regenerated trees (d) layer of vines. Habitat 4 (SC4) had 3 layers without an emergent layer. Habitat 5 (SC5) had 4 layers without a vine layer. Plants in SC5 showed the least of growth and development. (3) Number of tree species and number of trees per hectare for SC2 and SC3 were the highest, SC2 (33 species and 533 individuals), SC3 (32 species and 520 individuals), followed by SC1, SC4 and SC5. (4) The number of regenerative tree species did not differ significantly among habitats (ranged between 8 - 12 species) but the number of regenerated trees per hectare was significantly higher in SC1 (560 trees) and was lowest in SC4 (231 trees). Regenerated trees were mainly saplings of tall trees. (5) In terms of vines, the most significant difference was found in SC3 with 23 species. There were habitats which did not include vines such as SC5. (6) The number of timber trees needs to account for at least 5% of the total number of trees per hectare for each habitat in order to be included in the species composition. SC3 had the highest number of tree species (7 species), followed by SC4 which had 5 species. SC1, SC2 and SC5 had 4 species each. However, the number of trees of each species was not high when compared to the total number of trees in an area, only ranging about 5% to 13%. The activities of the species Trachypithecus francoisi occur in all 5 habitat types. Most of the time is spent in habitat 3, 4, this is a forest area that has well developed a variety of food for Trachypithecus francoisi species. Habitat 1, 2 areas have a lot of agricultural land, habitat 4.5 is a high cliff area suitable for sleeping and other community activities of Trachypithecus francoisi species.

TTKHCNQG, CVv 201