



- Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam
76
Tiêu hoá và gan mật học
BB
Nguyễn Thị Nghĩa, Trần Ngọc Ánh, Thái Doãn Kỳ
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trên bệnh nhân có sỏi ống mật chủ kèm theo sỏi túi mật
Clinical, imaging characteristics and acute cholangitis in patients with common bile duct stones and gallbladder stones
Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam)
2025
1
346-350
1859-1868
Mô tả đặc điểm lâm sàng, tình trạng nhiễm trùng đường mật cấp và chẩn đoán hình ảnh của sỏi mật ở bệnh nhân có sỏi ống mật chủ kèm sỏi túi mật. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến hành ở bệnh nhân sỏi ống mật chủ (OMC) kèm sỏi túi mật. Kết quả: 44 bệnh nhân thoả mãn tiêu chuẩn lựa chọn đã được đưa vào nghiên cứu. Triệu chứng lâm sàng hay gặp là đau hạ sườn phải, thượng vị (90.9%), dấu hiệu Murphy (+) (50%), vàng da (43.2%). Khả năng phát hiện sỏi túi mật là 93.2% trên siêu âm và 97.7% trên MRI; siêu âm chỉ phát hiện được 45.5% sỏi OMC, trong khi đó tỷ lệ này là 95.5% khi sử dụng MRI. Kích thước trung bình của sỏi OMC trên siêu âm là 7.71 ± 3.41mm, trên MRI là 5.33 ± 1.57mm. Kích thước sỏi lấy được bằng ERCP là 5.09 ± 1.61mm. Trường hợp có 01 viên sỏi OMC chiếm 80% trên siêu âm và 76.2% trên MRI. Nhiễm trùng đường mật cấp gặp ở 42.3% trường hợp, là nhiễm trùng mức độ I chiếm 36.4% (Tokyo 2018). Kết luận: Triệu chứng lâm sàng hay gặp trên bệnh nhân có sỏi OMC kèm sỏi túi mật là đau hạ sườn phải – thượng vị, vàng da, Murphy (+). Phần lớn các trường hợp chỉ có 01 viên sỏi OMC, kích thước trung bình của sỏi là 5.09 ± 1.61mm, đặc điểm sỏi trên MRI phù hợp với sỏi khi ERCP hơn siêu âm. Tỷ lệ gây nhiễm trùng đường mật cấp là 42.3%, phần lớn gây nhiễm trùng mức độ nhẹ.
To describe the clinical characteristics, acute cholangitis and imaging features in patients with common bile duct stones (CBDS) and gallbladder stones. Subjects and Methods: A descriptive study conducted on patients with CBDS and gallbladder stones. Results: 44 patients met the selection criteria. Common clinical symptoms included right upper quadrant and epigastric pain (90.9%), positive Murphy's sign (50%), jaundice (42.3%). The ability to detect gallstones is 93.2% on ultrasound and 97.7% on MRI; ultrasound only detects 46.5% of CBDS, whereas it is 95.5% when using MRI. The average size of CBDS on ultrasound is 7.71 ± 3.41 mm, on MRI is 5.33 ± 1.57 mm. The size of the stones retrieved by ERCP is 5.09 ± 1.61 mm. Cases with a single CBDS account for 80% on ultrasound and 76.2% on MRI. Acute cholangitis was observed in 42.3% of cases, with 36.4% being Grade I (Tokyo 2018). Conclusion: In patients with CBDS and gallbladder stones, the common clinical symptoms are right upper quadrant and epigastric pain, positive Murphy’s sign, and jaundice. The majority of cases involve only one CBDS, with an average stone size of 5.09 ± 1.61 mm. The characteristics of the stone on MRI are more consistent with those seen during ERCP than on ultrasound. The incidence of acute cholangitis is 42.3%, mostly causing Grade I.
TTKHCNQG, CVv 46