Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  17,981,063
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

76

Tiêu hoá và gan mật học

BB

Trần Văn Thảnh, Nguyễn Đức Phúc, Nguyễn Hữu Việt Anh

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm tụy cấp nặng tại Bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An

Clinical, paraclinical characteristics and treatment results of patients with severe acute pancreatitis at Nghe An General Friendship Hospital

Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam)

2024

3

275-279

1859-1868

Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân viêm tụy cấp mức độ nặng tại Khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Hữu Nghị Đa Khoa Nghệ An. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu có phân tích 31 bệnh nhân được chẩn đoán: Viêm tụy cấp mức độ nặng theo tiêu chuẩn Alanta 2012, nhập viện và điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực - Bệnh viện Hữu Nghị Đa Khoa Nghệ An từ tháng 1/2023 đến tháng 8/2023. Kết quả: Tuổi trung bình nhóm nghiên cứu là 48 ± 13,36 tuổi. Lâm sàng: đau bụng: 100%; nôn: 90,3%; tăng áp lực ổ bụng: 83,9%. Cận lâm sàng: Amylase tăng ≥ 240 mmol/l chiếm 77,4%; Triglycerid máu tăng ≥ 11 mmol/l chiếm 51,6%.. Bảng điểm CTSI: 0 – 3 điểm: 29%; 4 – 6 điểm: 51,6%; 7 – 10 điểm: 19,4%. Điểm APACHE II nhóm sống: 10 ± 5,3; nhóm tử vong: 20,4 ± 6,2; p < 0,01. Nguyên nhân rượu: 29%; tăng triglycerid: 77,4%; sỏi mật: 6,5%. Điều trị: bù dịch tối ưu: 100%, sử dụng kháng sinh: 80,1%, dẫn lưu dịch bụng: 58,1%, lọc máu liên tục: 38,1%. Kết quả điều trị: khỏi: 83,8%, tử vong: 16,2%. Kết luận: Triệu chứng thường gặp nhất của viêm tụy cấp mức độ nặng là đau bụng và tăng amylase máu. Chụp cắt lớp vi tính ổ bụng và điểm APACHE II có giá trị trong chẩn đoán, điều trị, tiên lượng viêm tụy cấp mức độ nặng. Điều trị là đa mô thức, phối hợp nhiều biện pháp: tối ưu hóa bù dịch, kháng sinh, lọc máu.

Describe the clinical and paraclinical characteristics and treatment resultsof of patients with severe acute pancreatitis at the Intensive Care Department of Nghe An Frendship General Hospital. Subjects and methods: Retrospective descriptive study analyzed 31 patients diagnosed with: Severe acute pancreatitis according to Alanta 2012 criteria, hospitalized and treated at the Intensive Care Department of Nghe An Frendship General Hospital from january to august 2023. Results: The average age of the study group was 48 ± 13.36 years old. Clinical: abdominal pain: 100%; vomiting: 90.3%; increased abdominal pressure: 83.9%. Paraclinical: Amylase increased ≥240 mmol/l, accounting for 77.4%; Blood triglycerides increased ≥ 11 mmol/l, accounting for 51.6%. CTSI score: 0 - 3 points: 29%; 4 – 6 points: 51.6%; 7 – 10 points: 19.4%. APACHE II score in survival group: 10 ± 5.3; death group: 20.4 ± 6.2; p < 0.01. Alcohol causes: 29%; increased triglycerides: 77.4%; Gallstones: 6.5%. Treatment: 100% optimal fluid replacement, antibiotic use: 80.1%, abdominal fluid drainage: 58.1%, Continuous Renal Replacement Therapy: 38.1%. Treatment results: cured: 83.8%, death: 16.2%. Conclusions: The most common symptoms of severe acute pancreatitis are abdominal pain and increased blood amylase. Abdominal computed tomography and APACHE II score are valuable in diagnosis, treatment, and prognosis of inflammation severe acute pancreatitis. Treatment is multimodal, combining many measures: optimizing fluid replacement, antibiotics, dialysis.

TTKHCNQG, CVv 46