Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  18,829,768
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

Tai mũi họng

Lê Văn Hoàng, Phạm Trần Anh, Lê Trung Thọ, Phạm Thị Bích Thủy

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tế bào học niêm dịch mũi của bệnh nhân viêm mũi dị ứng

Clinical, paraclinical features and nasal cytology in patient with allergic rhinitis

Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam)

2021

1

267-271

1859-1868

Mô tả đặc điểm tế bào học niêm dịch mũi của các bệnh nhân viêm mũi dị ứng tại bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương. Phương pháp: Nghiên cứu in vivo, thực hiện trên 20 bệnh nhân được chẩn đoán xác định viêm mũi dị ứng tại phòng khám Dị ứng – miễn dịch lâm sàng bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương. Tất cả bệnh nhân được thực hiện xét nghiệm tế bào học niêm dịch mũi, đánh giá đặc điểm tiêu bản dựa trên tiêu chuẩn của Jianjun Chen và cộng sự [1]. Kết quả: tỷ lệ % các nhóm tiêu bản ưa acid, hỗn hợp, trung tính, ít tế bào lần lượt là 35%, 20%, 30%, 15%. Mức độ khó chịu chung theo thang điểm VAS có sự khác biệt, trong đó điểm VAS của nhóm ưa acid (8,00±0,82) lớn hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm trung tính (6,67±1,21) và ít tế bào (5,67±1,53) với giá trị p lần lượt là 0,032 và 0,004. Điểm VAS của nhóm hỗn hợp, trung tính và ít tế bào khác biệt không có ý nghĩa thống kê với các giá trị p đều lớn hơn 0,05. Mức độ nặng của các triệu chứng cơ năng và tổng điểm triệu chứng cơ năng của các nhóm tiêu bản khác biệt không có ý nghĩa thống kê với các giá trị p đều lớn hơn 0,05. Kết luận: Xét nghiệm tế bào học niêm dịch mũi cung cấp các thông tin về phân nhóm các bệnh nhân, có ý nghĩa về tiên lượng mức độ bệnh trong bệnh lý viêm mũi dị ứng.

To describe characteristics of nasal cytology of patients with allergic rhinitis at the National Hospital of Otolaryngology. Methods: In vivo study, we performed on 20 patients with diagnosis of allergic rhinitis at Clinical Allergy - Immunology Clinic, National Hospital of Otolaryngology. All patients were performed nasal cytology and evaluated the specimen characteristics based on the criteria of Jianjun Chen et al [1]. Result: proportion of groups of acidophilic, mixed, neutrophilic, low cells were 35%, 20%, 30%, 15%, respectively. There were a statistically significant differences in the level of general discomfort according to the VAS scale, in which the VAS score of the acidophilic group (8.00±0.82) hadstatistically significantlyhigher than that of the neutrophilic group (6.67±1.21) and low cells (5,67±1,53) with p-values of 0.032 and 0.004, respectively. The VAS scores of the mixed group, neutrophilic group and low cell grouphad no statistically significant differenceswith all p-values higher than 0.05. The severity of symptoms and the total nasal symptom scores of the specimen groups had no statistically significant differences with all p-values higher than 0.05. Conclusion: the nasal cytology provides valuable information on the subgroup of patients, which is significant in prognostication of disease severity in allergic rhinitis.

TTKHCNQG, CVv 46