Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  18,474,757
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

76

Nhi khoa

BB

Phạm Duy Hiền, Vũ Mạnh Hoàn, Nguyễn Thị Thủy Tiên, Phan Hồng Long

Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng u quái cùng cụt ở trẻ em

Clinical and subclinical features of pediatric patients with sacrococcygeal teratoma

Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam)

2024

1

4-8

1859-1868

Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng UQCC ở trẻ em được phẫu thuật tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ 01/2016 đến 12/2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu mô tả tất cả bệnh nhân (BN) được chẩn đoán UQCC, được phẫu thuật tại Trung tâm Ngoại Tổng hợp Bệnh viện Nhi Trung Ương, thời gian từ tháng 01/2016- 12/2022. Kết quả: Có 44 BN bao gồm 14 BN nam (31,8%) và 30 BN nữ (68,2%). Tuổi trung vị của BN là 44,5 ngày (2-4278 ngày). Có 17 BN (38,64%) được chẩn đoán trước sinh. Các triệu chứng lâm sàng hay gặp là khối vùng cùng cụt (100%), 5 BN (11,36%) có rối loạn đại tiểu tiện (3 BN són phân, 1 BN són tiểu và 1 BN bí tiểu), 2 BN (4,55%) chảy dịch từ khối u vùng cùng cụt. Phân loại u theo Altman: Loại I 24 BN (54,55%), loại II 15 BN (34,09%), loại III 5 BN (11,36%), không có BN nào thuộc loại IV. Triệu chứng cận lâm sàng: 11 BN (25%) có nồng độ Alpha-fetoprotein (AFP) cao hơn so với tuổi. Kích thước u trung bình trên phim chụp cộng hưởng từ là 54,45 ± 26,60mm (15-124mm). Tính chất u dạng hỗn hợp 27 BN (61,36%), khối u có ranh giới rõ với tổ chức xung quanh (40 BN, 90,91%), 4 BN (9,09%) u xâm lấn ống sống, 2 BN (4,55%) u xâm lấn vào cơ vùng tầng sinh môn, 81,82% UQCC là u quái trưởng thành. Kết luận: Triệu chứng UQCC chủ yếu là xuất hiện khối vùng cùng cụt, tỷ lệ gặp ở nữ nhiều hơn nam, đa số là u dạng hỗn hợp, có thể chẩn đoán trước sinh và phần lớn là u quái trưởng thành.

Describe the clinical and paraclinical characteristics of sacrococcygeal teratoma in children operated on at the national children's hospital from January 2016 to December 2022. Materials and methods: Retrospective study describing all patients diagnosed with sacrococcygeal teratomas, operated on at the general surgery center of the National Children's Hospital, from January 2016 to December 2022. Results: There were 44 patients including 14 male (31.8%) and 30 female (68.2%). The median age of patients was 44.5 days (2-4278 days). There were 17 patients (38.64%) prenatal diagnosis. Common clinical symptoms are sacral mass (100%), 5 patients (11.36%) have urinary incontinence (3 patients with fecal incontinence, 1 patient with urinary incontinence and 1 patient with urinary retention). 2 patients (4.55%) had tumor rupture. Tumor classification according to Altman: Type I 24 patients (54.55%), type II 15 patients (34.09%), type III 5 patients (11.36%), no patients with type IV. Paraclinical symptoms: 11 patients (25%) had alpha-fetoprotein levels higher than their age. The average tumor size on magnetic resonance imaging is 54.45 ± 26.60mm (15-124mm). Most of the tumors are mixed, 27 patients (61.36%), tumors have clear boundaries (40 patients, 90.91%), 4 patients (9.09%) are invasive tumors spinal canal, 2 patients (4.55%) had tumors invade the perineal muscles, 81.82% of sacrococcygeal teratomas were mature teratomas. Conclusion: The clinical symptoms of sacrococcygeal teratoma is the appearance of a mass in the sacrococcygeal region, the incidence is more common in female than male, most are mixed tumors, can be prenatal diagnosed.

TTKHCNQG, CVv 46