Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543

76

Y học thẩm mỹ, Phẫu thuật thẩm mỹ

Dương Công Điền; Phạm Hoàng Lai

Đặc điểm lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị khuyết hổng phần mềm ngón tay bằng vạt da nhánh xuyên động mạch ngón tay tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ

Y Dược học Cần Thơ

2023

56

129-137

2354-1210

Khuyết hổng phần mềm; Ngón tay; Nhánh xuyên động mạch; Lâm sàng

Mô tả đặc điểm lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị khuyết hổng phần mềm ngón tay bằng vạt da nhánh xuyên động mạch ngón tay tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 39 bệnh nhân bị khuyết hổng phần mềm ngón tay được điều trị phẫu thuật tạo hình bằng vạt da nhánh xuyên động mạch ngón tay tại Khoa Bỏng – tạo hình thẩm mỹ, từ 01/2021 – 06/2022. Kết quả: Ngón 1 bị tổn thương nhiều nhất (38,5%), đốt xa (92,3%), dạng mỏm cụt (71,8%); Diện tích trung bình của tổn thương và của vạt da lần lượt là 347,26 ± 86,81mm2 và 429,23 ± 135,81 mm2; Thời gian điều trị trung bình là 1,77± 0,95 ngày; Tỷ lệ sống của vạt da hoàn toàn là 92,3%; Sau phẫu thuật 1 tháng, tỷ lệ tốt của vạt da là 100%; Sau 03 tháng, chức năng vận động ngón tay đạt loại tốt là 89,7%; Mức rất hài lòng và hài lòng của BN là 94%. Kết luận: Vạt da nhánh xuyên động mạch ngón tay sử dụng che phủ khuyết hổng phần mềm ngón tay cho tỷ lệ vạt sống hoàn toàn chiếm (92,3%). Là vật liệu tạo hình tốt để điều trị khuyết hổng phần mềm ngón tay do đảm bảo được chức năng che phủ, phục hồi vận động và đạt được sự hài lòng của bệnh nhân.

TTKHCNQG, CVv 482