Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  18,389,947
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

76

Huyết học và truyền máu

BB

Đặc điểm tình trạng quá tải sắt ở bệnh nhân thalassemia được điều trị thải sắt tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn

Characteristics of iron load status in thalassemia patients receiving iron treatment at Saint Paul General Hospital

Y học cộng đồng

2024

5

231-240

2354-0613

Mô tả tình trạng quá tải sắt ở bệnh nhân thalassemia được điều trị thải sắt tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn.   Đối tượng: 46 bệnh nhi thalassemia được chẩn đoán và điều trị quá tải sắt tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn từ tháng 3/2023 đến tháng 12/2023.   Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả hàng loạt ca.   Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân là 8,3 ± 3,56 tuổi, nhóm từ 5-10 tuổi có tỷ lê cao nhất (56,5%). Tỷ lệ nam là 41,3%, nữ là 58,7%. Nồng độ ferritin huyết thanh của bệnh nhân ở mức cao, trung bình là 1818,99 ± 988,38 ng/ml. Nhóm có ferritin mức độ trung bình và nặng chiếm 82,6%. 100% bệnh nhân có nhiễm sắt trong gan ở các mức độ nhẹ đến nặng; nồng độ sắt trong gan trung bình là 11,06 ± 3,17 mg/g gan khô. Có mối tương quan thuận với r = 0,627 giữa nồng độ ferritin huyết thanh và nồng độ sắt trong gan. Tình trạng nhiễm sắt gan nặng ở nhóm ferritin huyết thanh ≥ 2500 ng/ml cao gấp 21,875 lần nhóm ferritin huyết thanh < 2500 ng/ml, khác biệt có ý nghĩa với p < 0,05, OR = 21,875 và 95%CI = 3,147-152,048.   Kết luận: Quá tải sắt là hậu quả của quá trình truyền máu, tích tụ tại các cơ quan gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Đo nồng độ ferritin huyết thanh và chụp cộng hưởng từ đo chỉ số nồng độ sắt trong gan tại gan giúp đánh giá và theo dõi mức độ quá tải sắt của cơ thể.  

Describe iron overload in thalassemia patients treated with iron chelation at Saint Paul General Hospital. Subjects: Include 46 thalassemia pediatric patients diagnosed and treated for iron overload at Saint Paul General Hospital from March 2023 to December 2023. Research methods: Prospective study, describing a series of cases. Results:The average age of the patients was 8.3 ± 3.56 years old, the 5-10 year old group had the highest rate (56.5%). The male ratio is 41.3%, female is 58.7%. The patient's serum ferritin concentration was high, with an average of 1818.99 ± 988.38 ng/ml. The group with moderate and severe ferritin accounts for 82.6%. 100% of patients have liver iron infection of all levels (mild to severe); the average liver iron concentration was 11.06 ± 3.17 mg/g dry liver. There was a positive correlation with r = 0.627 between serum ferritin concentration and liver iron concentration. Severe liver iron infection in the serum ferritin≥ 2500 ng/ml group was 21.875 times higher than the serum ferritin< 2500 ng/ml group, a significant difference with p < 0.05, OR= 21.875 and 95%CI=3.147-152.048. Conclusion: Iron overload is a consequence of blood transfusion, accumulating in organs causing serious complications. Measuring serum ferritinlevels and magnetic resonance imaging measuring liver liver iron concentrationindex help evaluate and monitor the body's level of iron overload.

 

TTKHCNQG, CVv 417