Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543

76

Dược học lâm sàng và điều trị

BB

Trương Thúy Quỳnh; Huỳnh Phương Thảo; Hà Mai Phương; Châu Vinh; Lê Thị Mỹ Vân; Nguyễn Phan Thùy Nhiên; Nguyễn Văn Vĩnh Châu; Nguyễn Thị Hải Yến

Đánh giá chi phí - hiệu quả của vancomycin trước và sau khi áp dụng kỹ thuật theo dõi nồng độ thuốc trong máu bằng thông số AUC mục tiêu tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020-2021

Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam)

2024

1B

171-177

1859-1868

TDM vancomycin; Thông số AUC; Nồng độ đáy

Giám sát nồng độ thuốc trong máu (TDM) là giải pháp giúp tối ưu hóa chế độ liều vancomycin. Nghiên cứu thực hiện nhằm đánh giá chi phí – hiệu quả của việc chuyển đổi từ TDM Ctrough sang TDM AUC tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu dữ liệu người bệnh sử dụng vancomycin trong hai giai đoạn áp dụng TDM Ctrough (01/01/2020 – 30/06/2020) và giai đoạn TDM AUC (01/01/2021 – 30/06/2021) tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới. Dữ liệu thu thập ở đây bao gồm: dữ liệu về đặc điểm nhân khẩu học, đặc điểm sử dụng vancomycin theo đợt điều trị của người bệnh, chi phí và kết quả điều trị theo đợt điều trị của người bệnh có chỉ định vancomycin. Kết quả: Giai đoạn TDM AUC đạt chi phí – hiệu quả so với giai đoạn TDM Ctrough về tiêu chí: đáp ứng lâm sàng cải thiện tại các thời điểm 24 – 48 giờ, 48 – 72 giờ và khi kết thúc sử dụng vancomycin và nguy cơ giảm độc tính trên thận. Giai đoạn TDM Ctrough đạt chi phí – hiệu quả so với giai đoạn TDM AUC về tiêu chí giảm thời gian điều trị vancomycin với ICER = 2.394.519 VND. Kết luận: Quy trình TDM AUC cần được tiếp tục triển khai thực hiện tại bệnh viện đồng thời cần điều chỉnh xây dựng mô hình dược động học phù hợp cho dân số bệnh tại bệnh viện nói riêng và dân số Việt Nam nói chung.

TTKHCNQG, CVv 46