Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  18,181,013
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

Bệnh về khớp

Trần Trọng Nhân, Phạm Hoàng Lai, Nguyễn Thành Tấn

Đánh giá kết quả điều trị gãy đầu dưới 2 xương cẳng chân bằng phẫu thuật kết hợp xương nẹp khóa tại bệnh viện quân y 121

Evaluating the results in treatment distal tibia fractures by open reduction and internal fixation with locking plate at 121 military hospital

Y Dược học Cần Thơ

2021

41

226-232

Phẫu thuật kết hợp xương bằng nẹp khóa vẫn được xem là tiêu chuẩn điều trị gãy đầu dưới 2 xương cẳng chân. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả điều trị gãy đầu dưới hai xương cẳng chân bằng phẫu thuật kết hợp xương nẹp khóa tại Bệnh viện Quân y 121. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu mô tả loạt ca có phân tích trên 56 BN từ tháng 01/2020 đến tháng 06/2021 tại Bệnh viện Quân y 121. Kết quả: Nguyên nhân phổ biến là do tai nạn giao thông chiếm 71,43%. Phân loại theo Hiệp hội Kết hợp xương (AO): 46,43% A1; 23,21% A2; 17,86% A3; 10,71% C1 và 1,79% C2. Thời gian theo dõi trung bình: 12,3 ± 5,2 tháng. Kết quả nắn chỉnh sau mổ theo Larson và Bostman: rất tốt và tốt chiếm 92,86%; trung bình 7,14%. Phục hồi chức năng sau mổ theo Johner và Wruhs: rất tốt và tốt 89,28%; khá 10,72%. Kết luận: Phẫu thuật kết hợp xương bên trong bằng nẹp khóa là phương pháp điều trị hiệu quả gãy đầu dưới 2 xương cẳng chân. Đây là phương pháp có lợi thế với khả năng bộc lộ ổ gãy rõ và nắn chỉnh ổ gãy theo giải phẫu tốt, đặc biệt phù hợp cho các gãy đầu dưới 2 xương cẳng chân dạng A (theo phân loại AO)

Open reduction and internal fixation (ORIF) with locking plate should still be considered the standard for distal tibia fracture management. Objectives: To evaluate the results of treatment distal tibia fractures by ORIF with locking plate at 121 Military Hospital. Materials and methods: Prospective study on 56 patients sustained distal tibia fracture from January 2020 to June 2021 at 121 Military Hospital. Results: The cause of the injury is mainly due to traffic accidents 71.43%. According to Association for Osteosynthesis (AO) classification: 46.43% type A1; 23.21% type A2; 17.86% type A3; 10.71% type C1 and 1.79% type C2. Patients were followed up on average of 12.3 ± 5.2 months. According to Larson and Bostman classification: very good and good at 92.86%; regular 7.14%. Johner and Wruhs’s criteriawas used to evaluate the function results: excellent and good at 89.28%%, fair 10.72%. Conclusion: ORIF is an effective method of treatment for distal tibial fracture. ORIF has the advantages of clear exposure and definite anatomical reduction, which is especially suitable for fractures of type A (AO classification).

TTKHCNQG,, CVv 482