Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543

76

Chấn thương, Chỉnh hình

Hồ Mẫn Trường Phú; Phạm Trần Nhật Linh; Lê Khánh Linh; Nguyễn Đặng Huy Nhật

Đánh giá kết quả điều trị khuyết hổng phần mềm ở ngón tay bằng vạt tại chỗ có cuống mạch liền

Assessment of treatment result of soft tissue defects of fingers by local pedicle flap

Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế

2023

04

82-88

1859-3836

Khuyết hổng phần mềm; Ngón tay; Vạt cuống mạch liền

finger soft-tissue defect, local pedicle flap.

Bàn tay, đặc biệt là ngón tay là một trong những bộ phận tinh tế nhất của hệ vận động, tham gia vào hầu hết các hoạt động sinh hoạt hằng ngày, thực hiện chức năng vận động tinh vi và xúc giác tinh tế, tiếp xúc trực tiếp với môi trường lao động. Vì thế, nguy cơ tổn thương bàn ngón tay, đặc biệt tổn thương khuyết hổng vùng ngón tay là rất cao. Bên cạnh đó, các khuyết hổng sau phẫu thuật cắt bỏ sẹo xấu, sẹo co kéo và chỉnh biến dạng ngón nếu không được điều trị tốt sẽ để lại di chứng gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng làm việc của bàn tay. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu can thiệp lâm sàng không đối chứng được tiến hành trên 39 bệnh nhân với 41 khuyết hổng phần mềm ngón tay được tạo hình bằng các vạt cuống liền tại chỗ tại khoa Phẫu thuật tạo hình - Thẩm mỹ - Bàn tay, Bệnh viện Trung ương Huế. Kết quả: trong 41 vạt được sử dụng: có 100% trường hợp vạt sống, đảm bảo chức năng che phủ, trong đó có 8/41 vạt bị sung huyết trong thời gian hậu phẫu, 1/41 vạt bị nhiễm trùng mép vạt, không có trường hợp nào thất bại phải tiến hành phẫu thuật che phủ bổ sung. Tất cả các trường hợp vùng cho vạt liền thương kì đầu tốt (31/41 trường hợp ghép da vùng cho vạt, 10/41 trường hợp có thể khâu đóng trực tiếp vùng cho). Kết quả theo dõi 1 tháng có 82,9% vạt đạt kết quả tốt, 17,1% vạt đạt kết quả trung bình, không có trường hợp đạt kết quả xấu và thất bại. Kết quả theo dõi 3 tháng có 87,8% đạt kết quả tốt, 12,2% đạt kết quả vừa. Tất cả bệnh nhân được khảo sát đều hài lòng về kết quả phẫu thuật. Kết luận: Có nhiều lựa chọn vạt được sử dụng trong tạo hình che phủ khuyết hổng phần mềm ở ngón tay, cần linh hoạt khi sử dụng các vạt đối với mỗi loại khuyết hổng để mang lại kết quả tốt nhất về chức năng che phủ và thẩm mỹ.

The hands, especially fingers, are one of the nicest organs in the bodies movement system and participate in most daily activities. It performs the function of sophisticated movement and good touch. Thus, the risk of hand injury, especially digital defects is very high. Besides, the defects after removing the contracture scar, if treatment is not done well, will leave sequelae affecting the function and aesthetics of the hand. Subject and method: The uncontrolled clinical interventional study on 39 patients with 41 soft tissue defects of fingers reconstructed by the local pedicle flap in Plastic - Comestic - Hand Departement, Hue Central Hospital. Result: In 41 flaps used, there were 100% cases of flap survived, ensuring the coverage function, including 8/41 flap congested in the postoperative period, 1/41 flap infected with flap’s margin, There were no failed cases requiring additional recovery surgery. In all cases, the donor area of the flap healed well in the first stage (31/41 in cases of skin grafting in the flap, 10/41 in the cases that can be sutured to close the donor area directly). The 1-month follow-up results showed that 82.9% of flaps achieved good results, 17.1% of flaps achieved average results, there were no cases of bad results and failures. The results of the 3-month follow-up were 87.8% with good results and 12.2% with moderate results. All of the patients were satisfied with the surgical results. Conclusion: There are many options of flaps available for use in finger soft-tissue defect contouring, flexibility is needed in using flaps for each type of defect to provide the best results in terms of coverage and aesthetics.

TTKHCNQG, CVv 454