Nghiên cứu hồi cứu trên 30 bệnh nhân có tiền sử mổ ung thư đường tiêu hóa được phẫu thuật tắc ruột sau mổ. Mô tả những đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả phẫu thuật. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tất cả những bệnh nhân có tiền sử đã mổ ung thư đường tiêu hóa (ung thư thực quản, dạ dày, đại trực tràng được phẫu thuật điều trị tắc ruột sau mổ (TRSM) tại BV K. Thời gian: 1/2018-12/2018. Kết quả nghiên cứu: Có 30 BN, nam chiếm 76,7%, nữ 23,3%, tuổi TB: 56,0, - Tiền sử: 66,7% mổ bụng 1 lần, 33,3% mổ bụng từ 2 lần trở lên, 66,6% có TS mổ ung thư Đại-trực tràng, 30,0% ung thư dạ dày, 3,4% ung thư thực quản. - Đau bụng cơn 100%, nôn: 86,6%, bí trung tiện 90,0%. Quai ruột nổi 80,0%, rắn bò 36,6%, bụng chướng 90,0%. XQ bụng có mức nước hơi 100% (90% có mức nước hơi ruột non), 96,7% chụp CLVT (93,1% quai ruột giãn, 5 BN có U,1 BN xoắn ruột). - Kết quả chẩn đoán và PT: TRSM do dính 23,5%,do dây chằng 33,3%, do xoắn ruột 16,6%,do ung thư tái phát 16,6%, do bã thức ăn 10,0%. - Không có bệnh nhân TV. - 1 BN rò tiêu hóa điều trị nội, 5 BN nhiễm trùng vết mổ. Kết luận: - Tắc ruột sau mổ ở BN có TS phẫu thuật ung thư đường tiêu hóa chiếm tỷ lệ cao là ung thư đại trực tràng 66,6% (chiếm 20% là PT kiểu Harmann), ung thư dạ dày 30,0%. - Tắc ruột do dính và dây chằng và xoắn ruột chiếm tỷ lệ cao: 22/30 BN (73,3%), tăc ruột do bã thức ăn 10,0%, do ung thư tái phát 16,7%. - 100% là mổ mở, không có BN tử vong, 1 BN rò tiêu hóa điều trị nội khoa. Phẫu thuật nội noi (PTNS) gỡ dính, tháo xoắn, cắt dây chằng có thể thực hiện trong 50,0% số bệnh nhân.