76
Chấn thương, Chỉnh hình
BB
Trần Công Tiến; Lưu Quang Thùy
Đánh giá kết quả đo áp lực nội sọ qua nhu mô não ở bệnh nhân chấn thương sọ não nặng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh
Evaluate the results of intracranial pressure measurement in brain parenchyma in patients with severe brain injury in Bac Ninh general hospital
Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam)
2023
2
204-209
1859-1868
Chấn thương sọ não; Áp lực nội sọ; Nhu mô não
Traumatic brain injury; Intracranial pressure; Treatment
Đánh giá kết quả đo áp lực nội sọ qua nhu mô não cho 41 bệnh nhân chấn thương sọ não nặng tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, tiến cứu dựa trên 41 bệnh nhân chấn thương sọ não nặng được chẩn đoán và điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh. Tất cả 41 bệnh nhân được đo áp lực nội sọ qua nhu mô não và điều trị dựa trên theo dõi lâm sàng, hình ảnh cắt lớp vi tính, áp lực nội sọ. Điều trị bằng phương pháp hồi sức tích cực, mổ lấy máu tụ, mở nắp sọ giảm áp (không có máu tụ trong sọ, áp lực nội sọ cao, hồi sức không hiệu quả). Kết quả điều trị được đánh giá khi bệnh nhân ra viện (sống, chết, biến chứng), sau khi ra viện > 3 tháng (GOS). Kết quả nghiên cứu: Tổng số 41 bệnh nhân gồm 37 nam, 4 nữ. Tuổi thấp nhất 19 tuổi, cao nhất 73 tuổi. Tất cả bệnh nhân được đo áp lực nội sọ qua nhu mô não thành công. Biến chứng: 01 máu tụ dưới màng cứng. Phẫu thuật lấy máu tụ 4 trường hợp, phẫu thuật giải áp 1 trường hợp và điều trị nội khoa 36 trường hợp. Kết quả khi ra viện: chết 6 và sống 35. Nguyên nhân tử vong do không kiểm soát áp lực trong sọ 4. Tỷ lệ tử vong có sự khác biệt ở nhóm ALNS >20 mmHg và nhóm ALNS≤ 20mmHg (p=0,035). ALNS ở nhóm bệnh nhân tử vong cao hơn nhóm sống. Kết luận: Đo áp lực nội sọ qua nhu mô não là kỹ thuật đơn giản, an toàn, ít biến chứng, có hiệu quả trong theo dõi điều trị bệnh nhân chấn thương sọ não nặng.
To evaluate the result of intracranial pressure measurement in brain paracranial for 41 patients with severe traumatic brain injury in Bac Ninh general hospital. Study methods: The descriptive prospective was conducted on 41 patients with severe traumatic brain injury who were diagnosed and treated at Bac Ninh general Hospital. The intracranial pressure of all 41 patients was measured by intraparenchymal devices. The treatment was based on monitoring the clinical status, medical imaging, intracranial pressure. Treatment included intensive care, surgery to remove hematoma, decompressive hemicraniectomy (no intracranial hematoma, high intracranial pressure, ineffective intensive treatment). Result of treatment was assessed when patients were discharged (being alive, being dead, getting complications), after being discharged for more than 3 months (GOS). Results: Among 41 patients: 37 males, 4 females. The lowest age was 19 years old, the highest age was 73 years old. The intracranial pressure of all the patients was measured by. Complication: subdural hematoma in one case. Surgery to remove hematoma was performed in 4 cases, decompressive hemicraniectomy was performed in 1 case and internal treatment was applied in 36 cases. Results when patients were discharged: 6 patients were dead and 35 patients were alive. Causes of death: mismanagement of intracranial pressure in 4 cases. The mortality rate was different betwwen the group of patients with ICP >20 mmHg and ICP ≤ 20mmHg (p=0,035). ICP in the group of dead patients is higher than in the alive group. Conclusions: Measuring intracranial pressure by intraparenchymal devices is a simple technique, safe, less complicated, effective in mornitoring and treating patients with severe traumatic brain injury.
TTKHCNQG, CVv 46