Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  17,589,170
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

68

Thực vật học

Phùng Văn Khoa, Bùi Văn Năng, Phạm Tuấn Tùng, Vương Duy Hưng, Kiều Thị Dương, Trần Thị Đăng Thúy

Đánh giá khả năng loại bỏ nitơ điôxit (no2) của một số loài thực vật bản địa ở Việt Nam

Assessing the ability to remove nitrous dioxide (no2) of some native plant species of vietnam

Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp

2023

1

77-85

1859-3828

Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu khả năng loại bỏ khí Nitơ đioxit (NO2) của một số loài thực vật bản địa của Việt Nam. Nghiên cứu được thực hiện bằng cách cho thực vật trồng trong chậu phơi nhiễm với khí NO2 trong buồng thí nghiệm kín bằng kính trong suốt kích thước (200 x 200 x 200) cm (dài x rộng x cao) ở nồng độ 200 µg/m3. Thí nghiệm đối chứng được thực hiện ở các buồng thí nghiệm cùng loại, không đặt cây nhưng có nồng độ NO2 giống với buồng thí nghiệm có cây và buồng thí nghiệm đối chứng có cây mà không có khí NO2. Trong khoảng thời gian thí nghiệm, nồng độ NO2 trong các buồng thí nghiệm được đo đạc, phân tích ở các thời điểm ngay sau khi đưa khí vào buồng thí nghiệm và lần lượt sau 6 giờ, 24 giờ, 30 giờ kể từ lần lấy mẫu đầu tiên. Gió trong buồng thí nghiệm được tạo ra bởi quạt điện và duy trì ở mức 0,5 m/s đo tại vị trí giữa buồng thí nghiệm. Kết quả nghiên cứu cho thấy các loài thực vật có khả năng loại bỏ khí NO2 cao nhất trong tổng số 20 loài thực vật thí nghiệm là: Đuôi phượng (Rhaphidophora decursiva (Roxb.) Schott), Nanh chuột (Cryptocarya concinna Hance), Chay bắc bộ (Artocarpus tonkinensis A. Chev. ex Gagnep.), Chò chỉ (Parashorea chinensis H. Wang), Giổi lông (Michelia balansae (A.DC.) Dandy) với mức độ loại bỏ trong khoảng từ 8 đến 9,5 (µg.m-3.m-2.h-1). Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra trong khoảng 6 giờ đầu tiếp xúc, tốc độ hấp thu khí NO2 đạt hiệu suất cao nhất tới 70-80% tổng lượng khí NO2 bị hấp thu trong thời gian 30 giờ tiếp xúc.

The paper presents the results of research on assessing the ability to remove nitrogen dioxide (NO2) from some native plant species of Vietnam. The study was carried out by exposing potted plants to NO2 gas in closed transparent glass chambers with the size of 200 cm x 200 cm x 200 cm (length x width x height) at a concentration of 200 µg/m3. The control experiment was implemented in the same type of chambers without plants but with the same NO2 concentration as in the treatment chambers and the other control chamber with plants without NO2. During the experiment period, the NO2 concentration in the experimental chambers was measured and analyzed at the time immediately after the gas was put into the laboratory chamber and after 6 hours, 24 hours and 30 hours respectively from the first-time sampling. During the experiment, the electric fan makes the wind in the chambers and is maintained at 0.5 m/s measured at the center of the chambers. The research results showed that the plants with the highest NO2 removal ability among 20 experimental plant species were: Rhaphidophora decursiva (Roxb.) Schott), Cryptocarya concinna Hance, Artocarpus tonkinensis A. Chev. ex Gagnep, Parashorea chinensis H. Wang, Michelia balansae (A.DC.) Dandy with the removal levels in the range of 8 đến 9.5 µg.m-3.m-2.h-1. Research results also show that in the first 6 hours of exposure, the NO2 absorption rate reaches the highest efficiency, up to 70-80% of total NO2 absorbed during 30 hours of exposure.

TTKHCNQG, CVv 421