76
Tiêu hoá và gan mật học
BB
Trần Thị Hòa; Lê Văn Cơ; Trần Ngọc Ánh
Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân viêm loét đại trực tràng chảy máu thể tái phát
Evaluation of treatment adherence of patients with recurrent bleeding ulcerative colitis
Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam)
2023
2
125-129
1859-1868
Viêm loét đại trực tràng; Tuân thủ điều trị; Tái phát
Ulcerative colitis; Treatment adherence; Recurrent; Evaluation
Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân viêm loét đại trực tràng chảy máu thể tái phát tại bệnh viện đại học y Hà Nội và các yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ tuân thủ của bệnh nhân. Phương pháp nghiên cứu: mô tả theo dõi dọc, nghiên cứu hồi cứu kết hợp tiến cứu. Kết quả: nghiên cứu trên 40 bệnh nhân viêm loét đại trực tràng chảy máu tái phát tại bệnh viện đại học y Hà Nội. Tỉ lệ tuân thủ sử dụng thuốc đạt 57.5%, không tuân thủ sử dụng thuốc chiếm 42,5%. Nguyên nhân không tuân thủ sử dụng thuốc: tự ngưng dùng thuốc khi không có rối loạn phân (55%) và do tác dụng phụ (52.5%). Các yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến tuân thủ sử dụng thuốc của bệnh nhân như trình độ học vấn, số năm bị bệnh, số loại thuốc, tần suất dùng thuốc, phản ứng có hại, hiểu biết về bệnh và đặc biệt là mối quan hệ bác sĩ- bệnh nhân. Kết luận: Hiệu quả của việc điều trị phụ thuộc vào cả tác dụng của thuốc và sự tuân thủ chế độ điều trị của bệnh nhân. Do vậy, việc kiểm soát mức độ tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân là rất cần thiết.
To evaluate the treatment adherence of patients with recurrent bleeding ulcerative colitis at Hanoi Medical University Hospital and factors affecting the patient's compliance rate. Methods: descriptive longitudinal follow-up, retrospective combined prospective study. Results: a study on 40 patients with recurrent bleeding ulcerative colitis at Hanoi Medical University Hospital. The rate of adherence to drug use reached 57.5%, non-adherence to drug use accounted for 42.5%. Causes of non-adherence to medication use: self-discontinuation in the absence of stool disorders (55%) and side effects (52.5%). Factors that significantly influence patient adherence to medication use such as education level, number of years of illness, number of medications, frequency of medication use, adverse reactions, knowledge of the disease, and especially relationship doctor-patient relationship. Conclusion: The effectiveness of the treatment depends on both the effect of the drug and the patient's adherence to the treatment regimen. Therefore, it is very important to control the patient's adherence to medication.
TTKHCNQG, CVv 46