76
Hệ tim mạch
BB
Bùi Minh Trạng; Hà Ngọc Bản; Hồ Huỳnh Quang Trí; Nguyễn Trung Quốc; Đỗ Văn Bửu Đan; Lê Phát Tài
Đánh giá tính an toàn và hiệu quả của triệt phá qua ống thông rối loạn nhịp tim bằng năng lượng tần số radio tại Viện Tim thành phố Hồ Chí Minh
Evaluation of the safety and effectiveness of radiofrequency catheter ablation of cardiac arrhythmias at the heart institute of Ho Chi Minh City
Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam)
2024
1B
1859-1868
Rối loạn nhịp tim; Năng lượng tần số radio; Nhịp nhanh trên thất
Arrhythmia; Radiofrequency catheter ablation; Atrioventricular nodal reentrant tachycardia; Safety; Effectiveness
Xác định tính an toàn và hiệu quả của triệt phá qua ống thông rối loạn nhịp tim bằng năng lượng có tần số radio tại Viện Tim TP. Hồ Chí Minh. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu các trường hợp rối loạn nhịp tim được triệt phá qua ống thông bằng năng lượng tần số radio từ tháng 5/2022 đến 08/2023 tại Viện Tim TP.Hồ Chí Minh. Kết quả: Tổng số 186 bệnh nhân (BN) liên tiếp, tuổi trung bình 43,38 ± 14,42 tuổi, nữ chiếm 64% (n=119). NNVLNNT chiếm 33,9% (n=63), NNVLNT 10,2% (n=19), hội chứng WPW 26,9% (n=50), NTTT/NNT 27,4% (n=51) và CN/NNN chiếm 1,6% (n=3). Tỷ lệ thành công chung triệt phá rối loạn nhịp là 98,4% (n=183), trong đó tỷ lệ thành công triệt phá NNVLNT chiếm 100% (n=63), NNVLNT 94,7% (n=18), hội chứng WPW 96% (n=48), NTTT/NNT 100% (n=51) và CN/NNN 100% (n=3). Thời thủ thuật trung bình là 106 ± 37,39 phút. Tỷ lệ tái phát trong vòng 3 tháng là 1,6% (n=3). Biến chứng thường gặp là tụ máu vùng bẹn là 4,08% (n=8), đau ngực sau thủ thuật 5,37% (n=10), rung nhĩ hay blốc nhĩ thất thoáng qua 5,92% (n=11 BN), chèn ép tim 0,005% (n=1), không xãy ra trường hợp blốc nhĩ thất cần đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn (0%) và tử vong (0%). Kết luận: Triệt phá rối loạn nhịp tim qua ống thông với tần số radio có tỷ lệ thành công cao, biến chứng và tỷ lệ tái phát thấp. Những phát hiện này hỗ trợ chiến lược triệt phá qua ống thông như liệu pháp đầu tay ở những bệnh nhân rối loạn nhịp tái phát có triệu chứng.
To determine the efficacy and safety of radiofrequency catheter ablation of cardiac arrhythmias at the Heart Institute of Ho Chi Minh City. Methods: Prospective cohort study of cardiac arrhythmias who underwent catheter ablation from May 2022 to August 2023 at the Heart Institute of Ho Chi Minh City. Results: A total of 186 consecutive patients (pts), average age 43.38 ± 14.42 years old, 64% female (119 pts). AVNRT accounted for 33.9% (63 pts), AVRT 10.2% (19 pts), WPW syndrome 26.9% (50 pts), PVC/VT 27.4% (51 pts) and AFL/AT accounted for 1, 6% (3 pts). The overall success rate of Radiofrequency catheter ablation of cardiac arrhythmias is 98.4% (183 pts), in which the success rate of AVNRT ablation is 100% (63 pts), AVRT 94,7% (18 pts), WPW syndrome 96% (48 pts), PVC/VT 100% (51 pts) and AFL/AT 100% (3 pts). The average procedure time was 106 ± 37.39 minutes. The recurrence rate within 3 months is 1.6% (3 pts). Common complications are inguinal hematoma 4.08% (8 pts), chest pain after the procedure 5.37% (10 pts), transient atrial fibrillation or atrioventricular block 5.92% (11 pts), cardiac tamponade 0.005% (1 pt), no cases of atrioventricular block requiring permanent pacemaker placement (0%) and procedure-related death (0%). Conclusion: Radiofrequency catheter ablation of cardiac arrhythmias has a high success rate, low complication and recurrence rate. These findings support a catheter ablation strategy as first-line therapy in patients with symptomatic recurrent arrhythmias.
TTKHCNQG, CVv 46