76
Tâm thần học
BB
Ngụy Lê Phương Thảo; Nguyễn Ngọc Huyền; Lê Thị Phương; Nguyễn Trung Hiếu
Đánh giá tình trạng rối loạn giấc ngủ, trầm cảm và lo âu ở người bệnh đau vai mạn tính
Summary assessment of sleep disorders, depression, and anxiety in patients with chronic shoulder pain
Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam)
2024
1B
155-159
1859-1868
Rối loạn giấc ngủ; Trầm cảm; Đau vai mạn tính; Lo âu
Chronic shoulder pain; Sleep disorders; Anxiety; Depression; Clinical; Treatment
Đánh giá tình trạng rối loạn giấc ngủ, lo âu, trầm cảm trên bệnh nhân đau vai mạn tính. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 54 bệnh nhân đau vai mạn tính đến khám và điều trị tại Khoa phòng khám, Bệnh viện Đại học Y Dược Tp. HCM từ tháng 01/2023 đến tháng 05/2023. Kết quả: Tuổi trung bình là 47.3±13.5 tuổi. Tỷ lệ người bệnh nữ là 44.4%, người bệnh nam là 55.6%. Điểm đau trung bình theo thang đo VAS là 5.5±1.5. Trong đó, đau vai mức độ nặng chiếm 31.5%, trung bình chiếm 59.2%, và nhẹ chiếm 9.3%. Có 37% người bệnh có tình trạng rối loạn giấc ngủ theo thang đo Pittsburgh, 22.2% người bệnh có tình trạng rối loạn lo âu theo thang đo GAD-7, và 16.7% người bệnh có biểu hiện trầm cảm theo thang đo PHQ-9. Người bệnh đau vai nặng có tỷ lệ rối loạn giấc ngủ cao hơn có ý nghĩa thống kê so với người bệnh đau vai nhẹ-trung bình (p=0.008). Tỷ lệ trầm cảm cũng cao hơn có ý nghĩa thống kê ở người bệnh có rối loạn giấc ngủ so với người bệnh không có rối loạn giấc ngủ (30% vs 8.8%, p=0.044). Kết luận: Người bệnh bị đau vai mạn tính có một tỷ lệ khá cao bị rối loạn giấc ngủ, lo âu, và trầm cảm. Đau vai càng nặng thì càng dễ bị rối loạn giấc ngủ, và có thể dẫn đến trầm cảm. Do đó, bên cạnh các điều trị dùng thuốc và tập vật lý trị liệu cho người bệnh đau vai mạn thì việc tầm soát và điều trị đồng thời tình trạng rối loạn giấc ngủ, lo âu, trầm cảm là hết sức cần thiết.
To evaluate the sleep disorders, anxiety, and depression in patients with chronic shoulder pain. Materials and methods: A cross-sectional descriptive study of 54 patients with chronic shoulder pain who were diagnosed and treated at the Department of Outpatient, University Medical Center at Ho Chi Minh City from January 2023 to May 2023. Results: Average age was 47.3 ± 13.5 years old. The proportion of female patients is 44.4%, male patients is 55.6%. The average pain score according to the VAS scale is 5.5±1.5. Of these, severe shoulder pain accounted for 31.5%, moderate for 59.2%, and mild for 9.3%. We found that 37% of patients had sleep disorders according to the Pittsburgh scale, 22.2% of patients had anxiety disorders according to the GAD-7 scale, and 16.7% of patients showed signs of depression according to the PHQ-9 scale. Patients with severe shoulder pain had a statistically significantly higher rate of sleep disorders than patients with mild-moderate shoulder pain (p = 0.008). The rate of depression was also statistically significantly higher in patients with sleep disorders than in patients without sleep disorders (30% vs 8.8%, p=0.044). Conclusion: Patients with chronic shoulder pain have a relatively high rate of sleep disorders, anxiety, and depression. The more severe the shoulder pain, the more likely it is to have sleep disturbances, which can lead to depression. Therefore, in addition to medications and physical therapy for patients with chronic shoulder pain, simultaneous screening and treating sleep disorders, anxiety, and depression are extremely necessary.
TTKHCNQG, CVv 46