Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  14,856,372

76

Hệ tim mạch

Trương Thanh Hương; Trương Thanh Hương(1)

Khảo sát tình trạng bệnh động mạch vành sớm tại Việt Nam và các yếu tố liên quan

Status of premature coronary artery disease in Vietnam and its associated risk factors

Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế

2023

03

114-119

1859-3836

Bệnh động mạch vành; Xơ vữa động mạch

Atherosclerosis, coronary artery disease, premature

Hiểu biết về bệnh động mạch vành sớm (BĐMVS) vẫn còn hạn chế tại Việt Nam. Nghiên cứu này nhằm mục tiêu mô tả đặc điểm tổn thương mạch vành và các yếu tố liên quan đến tình trạng này ở các bệnh nhân BĐMVS. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả (2018-2019), bao gồm 177 bệnh nhân mắc BĐMVS (tuổi ≤ 55 với nam, ≤ 60 với nữ) được chụp động mạch vành qua da. Kết quả: Phần lớn bệnh nhân là hội chứng vành cấp (83,1%). Yếu tố nguy cơ tim mạch phổ biến nhất là hút thuốc lá (63,3%). Các tổn thương phức tạp là thường gặp ở bệnh nhân BĐMVS, bao gồm tổn thương đoạn dài (44,6%), tổn thương lan tỏa (18,6%), tắc hoàn toàn mạn tính (12,4%), tổn thương chỗ chia đôi (12,4%), tổn thương lỗ vào (5,6%) và điểm SYNTAX ≥ 22 (27,9%). Phân tích hồi quy logistic đa biến ghi nhận tăng nồng độ LDL-C (low density lipoprotein cholesterol) máu có liên quan độc lập tới tình trạng bệnh động mạch vành vừa-nặng (điểm SYNTAX ≥ 22) với Odds ratio là 1,706. Kết luận: Bệnh nhân BĐMVS có tỉ lệ cao xuất hiện các dạng tổn thương phức tạp. Tăng LDL-C máu có liên quan độc lập tới bệnh động mạch vành mức độ vừa-nặng ở nhóm bệnh nhân này.

Knowledge about premature coronary artery disease (PCAD) is still limited in Vietnam. This study aimed to describe status of coronary artery lesion and its associated risk factors in these patients. Methods: A cross sectional study (2018 - 2019) of 177 patients aged ≤ 55 years for men and ≤ 60 for women undergoing coronary angiography was conducted. Results: Most of PCAD patients was acute coronary syndrome (83.1%). The most common cardiovascular risk factor was smoking (63.3%). Complex lesions were common in PCAD patients, including long lesion, (44.6%), diffuse lesion (18.6%), chronic total occlusion (12.4%), bifurcation lesion (12.4%), ostial lesion (5.6%) and SYNTAX score ≥ 22 (27.9%). Multivariate logistic regression analysis showed that serum low density lipoprotein cholesterol (LDL-C) level was independently related to the presence of moderate-severe coronary artery disease (SYNTAX score ≥ 22) with Odds ratio as 1.706. Conclusions: PCAD patients had significant rates of complex lesions. Elevated serum LDL-C level was independent risk factor related to mordeate-severe coronary artery disease in these patients.

TTKHCNQG, CVv 454