Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  17,894,156
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

BB

Văn Vân Hoàng

DỊCH ĐỀ NGỮ TỪ TIẾNG ANH SANG TIẾNG VIỆT: TRƯỜNG HỢP CỦA CUỐN TIỂU THUYẾT MĨ“TO KILL A MOCKINGBIRD” VÀ BẢN DỊCH TIẾNG VIỆT “GIẾT CON CHIM NHẠI”

THE TRANSLATION OF THEMES FROM ENGLISH INTO VIETNAMESE: THE CASE OF THE AMERICAN NOVEL “TO KILL A MOCKINGBIRD” AND THE VIETNAMESE TRANSLATION “GIẾT CON CHIM NHẠI”

Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài

2024

6

1-49

Bài viết này cố gắng tìm hiểu cách dịch Đề ngữ từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Dữ liệu phục vụ nghiên cứu được lấy từ cuốn tiểu thuyết ‘To Kill a Mockingbird’ của tiểu thuyết gia nổi tiếng người Mĩ, Harper Lee và bản dịch tiếng Việt “Giết con chim nhại” do hai dịch giả người Việt, Huỳnh Kim Oanh và Phạm Viêm Phương dịch. Khung lí thuyết sử dụng trong nghiên cứu này là Ngôn ngữ học chức năng hệ thống. Đơn vị phân tích là các cú chính độc lập trong văn bản ngữ nguồn và các cú chính độc lập tương ứng trong văn bản ngữ đích. Các khía cạnh phân tích và so sánh là Đề ngữ đơn và Đề ngữ phức trong các cú tuyên bố, cú mệnh lệnh và cú nghi vấn. Nghiên cứu cho thấy hầu hết các Đề ngữ trong các cú đơn tiếng Anh đều được dịch sát và giữ lại làm Đề ngữ trong các cú đơn tiếng Việt tương ứng. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng còn tồn tại một số điểm dịch chuyển trong bản dịch, một phần là do sự khác biệt về cấu trúc cú trong tiếng Anh và tiếng Việt, một phần là do sự phức tạp ngữ nghĩa (sự tối nghĩa) của một số từ dùng để hỏi, một phần do người dịch chưa quan tâm đến vai trò của Đề ngữ và những sự lựa chọn tinh tế của nó trong việc kiến tạo nghĩa văn bản trong cú và phát triển ý nghĩa trong văn bản. Nghiên cứu cho thấy rõ ràng rằng Ngôn ngữ học chức năng hệ thống rất phù hợp với lí luận và thực hành dịch thuật: Ngôn ngữ học chức năng hệ thống có thể mang lại lợi ích cho người dịch từ việc phân tích văn bản ngữ nguồn, đến thảo luận về các vấn đề dịch thuật, đến giải thích việc xác lập các điểm tương đương và các điểm dịch chuyển giữa những lựa chọn trong văn bản ngữ đích và những lựa chọn trong văn bản ngữ nguồn, đến tổng hợp văn bản ngữ đích - sản phẩm cuối cùng của quá trình dịch.

This paper attempts to examine how Themes in English are translated into Vietnamese. The data for the study are taken from the novel ‘To Kill a Mockingbird’ written by the eminent American novelist Harper Lee and the Vietnamese version ‘Giết con chim nhại’ translated by two Vietnamese translators Huỳnh Kim Oanh and Phạm Viêm Phương. The theoretical framework employed in the study is Systemic Functional Linguistics (SFL). The unit of analysis is independent major clause simplexes in the source text (ST) and their corresponding major independent clause simplexes in the target text (TT). The aspects of analysis and comparison are simple and multiple Themes in declarative, imperative and interrogative clause simplexes. The study shows that most Themes in English clause simplexes are closely translated and retained as Themes in corresponding Vietnamese clause simplexes. The study also indicates that there are a number of translation shifts which are partly due to the differences in clause structure of English and Vietnamese, partly due to the semantic complexity (ambiguity) of some ST question words, and partly due to the translators’ negligence of the role of Theme and its delicate choices in constructing textual meaning in the clause and developing meaning in the texts. It is clear from the study that SFL is highly relevant to translation theory and translation practice: It can stand to benefit the translator from analysis of the ST, to discussion of translation problems, to explanation for establishment of points of translation equivalence and translation shift between the choices in the TT and those in the ST, and to synthesis of the TT – the final product of the translation process.