Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  17,977,604
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

Khoa học chính trị

BB

Nguyễn Đức Trung, Lê Hoàng Anh, Triệu Kim Lanh

Điều hành chính sách tiền tệ Việt Nam trong bối cảnh xung đột Nga và Ukraine: Nhìn từ giá dầu thế giới thông qua mô hình DSGE và mô hình thực nghiệm VAR

The Implementation of the SBV's Monetary Policy in the Geopolitical Conflict Context of Russia - Ukraine: Analyzing the World Oil Price Through the DSGE Model and the VAR Model

Tạp chí Kinh tế và Ngân hàng châu Á

2023

198

5-22

Ảnh hưởng của các cuộc xung đột chính trị trong quá khứ đến thị trường tài chính phụ thuộc vào hai yếu tố là mức độ tăng giá của năng lượng và mức độ phản ứng của các quốc gia. Bài viết phân tích cú sốc chính sách tiền tệ (CSTT) đến các yếu tố vĩ mô tiếp cận từ mô hình cân bằng động ngẫu nhiên tổng quát (Dynamic Stochastic General Equilibrium - DSGE) và thực nghiệm từ mô hình tự hồi quy véc tơ (VAR) nhằm phân tích cú sốc giá dầu lên điều hành CSTT của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam. Các phân tích từ mô hình lý thuyết DSGE và mô hình VAR cho thấy, có sự tác động từ các cú sốc lên phản ứng của CSTT. Theo đó, dựa trên mô hình VAR, cú sốc giá dầu có ảnh hưởng lên sự thay đổi của lạm phát và lãi suất khá chậm trong khoảng hai quý đầu và có thể kéo dài trong dài hạn. Từ mô hình DSGE có thể thấy cú sốc CSTT ảnh hưởng rõ rệt lên các biến số vĩ mô, các tác động này xảy ra trong sự cân bằng tổng thể của nền kinh tế, cụ thể: một cú sốc (độ lệch chuẩn) tăng 1% đến biến trạng thái u sẽ làm lãi suất gia tăng khoảng 0,3% từ quý 1 và kéo theo độ lệch sản lượng giảm khoảng 0,71%, làm lạm phát giảm khoảng gần 1,22%; tác động của cú sốc biến trạng thái u giảm dần và triệt tiêu sau bốn quý.

In the history of the global economy, the impacts of political conflicts on financial markets depend on two factors, including the level of energy price increases and the response of countries. Using the dynamic stochastic general equilibrium (DSGE) model and the vector autoregressive (VAR) model, the article analyzes the monetary policy shock to macro factors to determine the oil price shock to the implementation of monetary policy of the State Bank of Vietnam. The analysis from the DSGE theoretical model and the VAR model shows that there exists a significant impact of shocks on the response of monetary policy. Accordingly, from the VAR model, the results show that the oil price shock has a rather slow effect on changes in inflation and interest rates in the first 2 quarters and the long-term maintenance of its influence. From the DSGE model, the findings demonstrate that the monetary policy shocks have clear effects on the macro variables. These effects have occurred in the overall balance of the economy, specifically: a shock (a standard deviation) of 1% increase to the state variable will increase interest rates by about 0.3% from Q1 and lead to a decrease in output deviation by about 0.71%, which will reduce inflation by nearly 1.22%. The impact of the state variable shock will gradually decrease and disappear after 4 quarters.