Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  17,326,374
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

Tiêu hoá và gan mật học

Nguyễn Tuấn Anh, Phạm Tiến Quang, Nguyễn Hồng Sơn, Lý Hữu Tuấn, Phạm Quang Vũ, Trần Huỳnh Lộc, Phạm Trương Đính, Nguyễn Văn Hải

Điều trị viêm túi thừa đại tràng trái biến chứng thủng

Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh

2022

1-CD1

77-83

1859-1779

Viêm túi thừa đại tràng trái là bệnh lý thường gặp tại các nước phương Tây. Điều trị viêm túi thừa đại tràng trái biến chứng thủng bao gồm điều trị nội khoa, dẫn lưu ổ tụ dịch hoặc phẫu thuật. Nghiên cứu này nhằm mô tả đặc điểm bệnh học và kết quả điều trị viêm túi thừa đại tràng trái biến chứng thủng. Đối tượng - Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu, báo cáo loạt ca từ tháng 01 – 2019 đến tháng 12 – 2021 tại bệnh viện Nhân dân Gia Định. Kết quả: Nghiên cứu ghi nhận 32 bệnh nhân viêm túi thừa đại tràng trái biến chứng thủng, tuổi trung bình là 63,59 ± 1,92 tuổi, 17 bệnh nhân (53,1%) nam. 12 bệnh nhân (37,5%) vào viện có viêm phúc mạc toàn thể, 11 bệnh nhân (34,4%) sốt, 11 bệnh nhân (65,6%) có tăng số lượng bạch cầu, 26 bệnh nhân (81,2%) tăng nồng độ CRP. Phân độ WSES 2020 có 9,4% độ 1a, 18,8% độ 1b, 9,4% độ 2a, 9,4% độ 2b và 53,1% độ 4. Có 7 bệnh nhân (21,9%) điều trị nội khoa không mổ, 25 bệnh nhân (78,1%) được phẫu thuật, trong đó 80% mổ mở và 76% phẫu thuật Hartmann. Tử vong 4 bệnh nhân (16%). Kết luận: Viêm túi thừa đại tràng trái biến chứng thủng là bệnh lý thường gặp ở người lớn tuổi với lý do nhập viện đa số là đau bụng, sốt và viêm phúc mạc. Tỷ lệ tử vong còn cao do BN lớn tuổi và thời gian vào viện trễ. Điều trị nội khoa không mổ thường áp dụng cho WSES 1a hoặc 1b, phẫu thuật Hartmann thường được sử dụng ở những BN nặng, phẫu thuật một thì có thể xem xét thực hiện khi WSES 1a đến 2b và tùy thuộc tình trạng bệnh nhân và kinh nghiệm phẫu thuật viên.

TTKHCNQG, CVv 395