Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  18,912,957
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

76

Kỹ thuận chẩn đoán bệnh

BB

Nguyễn Thị Bích Ngọc, Nguyễn An Nghĩa

Độ nhạy và độ đặc hiệu của bộ công cụ STAT trong sàng lọc rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ em từ 24 -36 tháng tại Bệnh viện Nhi Đồng 1

Sensitivity and specificity of the screening tool for autism in two-year-olds (STAT) for children aged 24 to 36 months at Children Hospital 1

Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam)

2024

2

374-378

1859-1868

Xác định độ nhạy, độ đặc hiệu bộ công cụ STAT trong sàng lọc RLPTK ở trẻ từ 24 đến 36 tháng tuổi có vấn đề chậm phát triển ngôn ngữ đến khám tại khoa Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng Bệnh viện Nhi Đồng 1 và các yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành trên 86 trẻ từ 24 đến 36 tháng tuổi có vấn đề chậm phát triển ngôn ngữ. Kỹ thuật chọn mẫu toàn bộ được sử dụng đến khi đủ số lượng. Giá trị thang đo STAT được tính bằng cách so sánh với kết quả chẩn đoán DSM-5. Chọn điểm cắt dựa trên chỉ số Youden. Kết quả: Thang đo sàng lọc STAT với điểm cắt 2 điểm có độ nhạy và độ đặc hiệu lần lượt là 89,1% và 50,0%. Kết quả gợi ý điểm cắt thang đo STAT để khẳng định chẩn đoán RLPTK ở trẻ em là 2,5 điểm. Rối loạn phổ tự kỷ có mối liên quan đến thứ tự trẻ trong gia đình (PR=0,74; KTC 95%: 0,56-0,95; p=0,018), trình độ học vấn ba (PR= 0,73; KTC 95%: 0,56-0,96; p=0,025) và tình trạng kinh tế gia đình (PR=0,75; KTC 95%: 0,58-0,99; p=0,039). Kết luận: Thang đo STAT cho thấy độ nhạy cao trong sàng lọc RLPTK ở trẻ em Việt Nam từ 24 đến 36 tháng tuổi có vấn đề chậm trễ phát triển ngôn ngữ. Tuy nhiên, sau khi sàng lọc trẻ cần được bác sĩ tâm thần học chẩn đoán chính xác tình trạng RLPTK.

Determine the sensitivity and specificity of the STAT measure used for screening ASD in children aged 24-36 months with language development delays admitted to the Department of Physical Therapy and Rehabilitation at Children Hospital 1, and identify related factors for ASD. Patients and methodology: We conducted a cross-sectional study of 86 children aged 24-36 months with language development delays. The continuous sampling technique was applied to select study participants. Children who had been previously diagnosed with autism were excluded from the study. The value of the STAT measurement scale is determined by comparing it to the DSM-5 diagnostic results. Select a cut-off value based on the Youden index. Results: Our results showed that the STAT screening scale has a sensitivity and specificity of 89.1% and 50.0%, respectively, when employing a cut-off value 2.0. The suggested cut-off point for the STAT scale to confirm a diagnosis of ASD in children is 2.5 points. Additionally, we found that the relationship between ASD risk and birth order (PR=0.74; 95% CI: 0.56-0.95; p=0.018), educational level of the fathers (PR=0.73; 95% CI: 0.56-0.96; p=0.025), and the family's economic status (PR=0.75; 95% CI: 0.58-0.99; p=0.039). Conclusion: The STAT showed high sensitivity in screening ASD among Vietnamese children aged 24-36 months with language development delays. However, children with suspected ASD must undergo a thorough diagnostic evaluation by a qualified medical professional following screening.

TTKHCNQG, CVv 46