Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  17,421,944
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

Khoa học nông nghiệp

BB

Hoàng Hữu Chiến, Đặng Văn Minh, Nguyễn Quang Thi, Dương Minh Ngọc, Nguyễn Duy Hải(1), Hoàng Thị Lan Anh, Nguyễn Huy Trung, Sota Tanaka, Kozo Iwasaki

HÓA TÍNH CỦA DUNG DỊCH ĐẤT DƯỚI CÁC VƯỜN CHÈ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TÂN CƯƠNG THUỘC TỈNH THÁI NGUYÊN, VIỆT NAM

SOIL SOLUTION CHEMISTRY UNDER TEA GARDEN IN TAN CUONG COMMUNE OF THAI NGUYEN PROVINCE, VIETNAM

Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên

2023

05

324-332

Mục tiêu của nghiên cứu này là tìm hiểu đặc tính hóa học của dung dịch đất dưới các vườn chè chịu ảnh hưởng của bồi tụ bởi sông Công trên địa bàn xã Tân Cương, tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam. Khu vực nghiên cứu là vùng sản xuất chè đặc sản và chất lượng cao. Bốn vườn chè trên một đường thẳng vuông góc với dòng chảy của sông Công được chọn làm các điểm nghiên cứu. Mẫu dung dịch đất được lấy ở độ sâu 20 cm bằng ống hút chân không. Kết quả của nghiên cứu này đồng thuận với các kết quả trước đây của chúng tôi đó là quá trình nitrate hóa phân amoni bón cho cây chè vẫn xảy ra trong môi trường axit mạnh, ion NO3- phát sinh từ quá trình đó trở thành anion đối kháng chính gây nên hiện tượng rửa trôi cation kiềm trong đất. Sự khác biệt về lượng mưa giữa mùa mưa và mùa khô và phương thức bón phân là nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi về thể tích và tính chất hóa học của dung dịch đất thu thập được. Hàng năm, các chất dinh dưỡng trong đất được bổ sung thông qua việc bón phân vào cuối mùa khô nhưng nhanh chóng bị hòa tan và rửa trôi do lượng mưa lớn vào mùa mưa, đặc biệt là ở đất có kết cấu thô nhẹ với hàm lượng khoáng sét cao ở gần sông.

The objective of this study is to investigate soil solution chemistry under tea gardens at the alluvial plain of Cong River in Tan Cuong commune, Thai Nguyen province, Vietnam. The study area is the core area for high-quality tea production. Four tea gardens in a transect line established perpendicularly with the river were selected as study sites. Soil solution samples were collected at the depth of 20 cm by using porous cups. The results of the present study are well agreed with those of our previous studies that the nitrification of ammonium fertilizers applied in tea cultivation still occur although the existence of strongly acidic condition and nitrification-derived NO3- is the dominant counter anion for leaching loss of base cations. The differences in precipitation between rainy and dry seasons and farming practices in terms of fertilization were responsible for the variation in the volume and chemical properties of the soil solution collected. Annually, soil nutrients have been added through fertilization at the end of dry season but rapidly solubilized and leached down by higher precipitation in the rainy season, especially in coarse-texture soil with high content of kaolin clay mineral adjacent to the river.