Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  17,351,471
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

Nuôi trồng thuỷ sản

Tôn Thị Hồng Thắm, Nguyễn Tiệp Khắc, Đặng Nguyệt Minh, Trần Ngọc Hải, Hứa Thái Nhân(1)

Nghiên cứu nuôi lươn (Monopterus albus Zuiew, 1793) kết hợp rau ngổ (Enhydra fluctuans Lour) ở các hình thức nuôi khác nhau

Study on integrated aquaculture of Asian swamp eel Monopterus albus (Zwiew, 1793) and Enhydra fluctuans Lour in the various cultivation systems

Khoa học (Đại học Cần Thơ)

2021

3

200-206

1859-2333

Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định phương pháp nuôi kết hợp lươn Monopterus albus với rau ngổ Enhydra fluctuans phù hợp nhằm góp phần giảm ô nhiễm nitrogen trong môi trường và tăng năng suất trong mô hình nuôi lươn và rau. Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên gồm 3 nghiệm thức (NT) với 3 hình thức nuôi khác nhau gồm: 1) kết hợp gián tiếp bằng cách hàng tuần sử dụng 100% nước từ bể lươn cung cấp cho bể rau (NT1_lươn, rau); 2) kết hợp trực tiếp lươn với rau trong cùng một bể (NT2_lươn+rau); và 3) nuôi lươn kết hợp rau theo hệ thống aquaponic (NT3_aqua.lươn, rau). Lươn (52 g/con) được bố trí với mật độ 1,5 kg/bể (9,4 kg/m3 ) và rể rau ngổ giống ban đầu là 1,0 kg/bể. Lươn được cho ăn thức ăn viên 2 lần/ngày theo nhu cầu. Thời gian thí nghiệm là 90 ngày. Kết quả cho thấy các chỉ tiêu môi trường TAN (0,25-7,41mg/L), NO2 - (0,27-1,91 mg/L), NO3 - (31,28-57,69 mg/L), PO4 3- (8,54-9,83 mg/L), trong đó NT3 luôn thấp và ổn định hơn các NT còn lại. Tăng trưởng (0,124 g/ngày) và chiều dài (0,011 cm/ngày) của lươn cao nhất là ở NT2 nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với các NT còn lại. Tương tự sinh khối rau ngổ ở NT3 là cao nhất 3,4 kg/m2 khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với NT1 (1,8 kg/m2 ) và NT2 (0,98 kg/m2 ). Bên cạnh đó chất lượng nước của bể nuôi lươn và năng suất rau tốt nhất là ởNT3 aquaponic. Kết quả cho thấy tiềm năng nuôi kết hợp lươn và rau ngổ theo hệ thống aquaponic.

This study was carried out to determine the appropriate integrated culture of swamp eel Monopterus albus and Enhydra fluctuans for reducing nitrogen pollutant of intensive swamp eel aquaculture and improving production system. Three different combination methods of swamp eel and enhydra consist of 1) indirected combination system by using 100% water exchange from swamp eel tank supplied to Enhydra tank (NT1_eel, plant), 2) integrated swamp eel and Enhydra in the same tank (NT2_eel+plant) and 3) using aquaponic floating draft system (NT3_Aqua.eel, plant) were conducted. Swamp eel (initial size of 52g/ind.) was stocked at density of 1.5 kg/tank (9.4 kg/m3 ), and initial plant seed (root and branch) of 1.0 kg/tank. Swamp eels were fed adlibitum twice a day with pellets. The experiment was run for 90 days. The result showed that all environmental parameters of TAN (0.25-7.41mg/L), NO2 - (0.27-1.91 mg/L), NO3 - (31.28-57.69 mg/L), PO4 3- (8.54-9.83 mg/L), in which those water parameters in the NT3_aqua.eel, plant were stable and lower than those of other treatments. The highest weight gain was found for those swamp eels in the NT2, but there was not different significantly compared to those animal in the NT3 and NT1. Similarly, final biomass of plant in the NT3 (3.4 kg/m2 ) was higher significantly (p<0.05) compared to NT1 (1.9 kg/m2 ) and NT2 (0.98 kg/m2 ). Thus, this study found that the integrated aquaculture of swamp eel and Enydra plant in the aquaponic could probably be a promising model for aquaponic production of swamp eel and plant.

TTKHCNQG, CVv 403