Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  18,867,565
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

Kinh tế học; Trắc lượng kinh tế học; Quan hệ sản xuất kinh doanh

Đào Ngọc Cảnh(1), Ngô Thị Ái Thi

Phát triển du lịch nông thôn dựa vào cộng đồng người Khmer ở huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang

Rural tourism development based on Khmer community at Tinh Bien district, An Giang province

Khoa học (Đại học Cần Thơ)

2018

6C

148-157

1859-4611

Ngày nay, quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa tăng lên mạnh mẽ đang thúc đẩy du khách tìm về vẻ đẹp bình dị, không khí trong lành và những giá trị văn hóa truyền thống ở nông thôn. Vì vậy, du lịch nông thôn đã trở thành xu thế phát triển ở nhiều nước trên thế giới. Huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang có nhiều tiềm năng phát triển du lịch nông thôn dựa vào cộng đồng người Khmer. Tuy nhiên, hầu hết các tài nguyên du lịch ở đây còn tồn tại dưới dạng tiềm năng, các hoạt động du lịch còn tự phát, kém hiệu quả, chưa tạo được nguồn thu cho người dân. Bài viết này phân tích những tiềm năng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch nông thôn dựa vào cộng đồng người Khmer nhằm góp phần phát triển du lịch, cải thiện đời sống người dân, đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới.

Dramatically increasing trend of urbanization and industrialization promotes visitors to look for simple beauty, fresh air and traditional cultural values ​​in the countryside. Therefore, rural tourism has become a development trend in many countries all over the world. Tinh Bien district, An Giang province has great potential for developing rural tourism based on Khmer community. However, most of the tourism resources in this area have existed in the form of potential, and tourism activities are spontaneous, ineffective, and without generating income for the people. This paper is to analyze the tourism potentials and propose solutions for rural tourism development based on Khmer community which contribute to improving people's living conditions and boosting construction of new rural areas.

TTKHCNQG, CVv 403