



68
Các công nghệ vi sinh vật trong nông nghiệp
Nguyễn Thanh Hưng; Trần Ngọc Châu; Nguyễn Thị Thủy; Hà Danh Đức; Hà Danh Đức(1);
Tăng cường phân hủy acetochlor trong đất bằng các dòng vi khuẩn P. fluorescens KT3 và B. subtilis 2M6E
Increased degradation of acetochlor in soil by mixed culture of P. fluorescens KT3 and B. subtilis 2M6
Khoa học (Đại học Đồng Tháp)
2022
5
60-67
0866-7675
Acetochlor; Vi khuẩn; Nấm; Phân hủy; Đậu phộng
Acetochlor; Bacteria; Microfungi; Degradation,peanut
Thuốc diệt cỏ acetochlor được sử dụng rộng rãi để kiểm soát cỏ dại trong nông nghiệp, cũng là tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Trong bài báo này, chúng tôi đã khảo sát ảnh hưởng của thuốc diệt cỏ đối với hệ vi khuẩn và nấm trong đất. Kết quả nghiên cứu cho thấy, acetochlor được sử dụng ở mức 1,24 mg/kg ức chế sự phát triển của cả vi khuẩn và nấm. Thời gian bán hủy phân hủy dài hơn khi nồng độ acetochlor trong đất cao hơn, từ 12,3 ± 1,2 ngày ở nồng độ 1.0× đến 24.5 ± 2.5 ngày ở nồng độ 2.0×. Sự bổ sung P. fluorescens KT3 và than bùn trong đất làm tăng tốc độ phân hủy hợp chất này. Ngoài ra, việc trồng đậu phộng giúp tăng sự phân hủy này, đồng thời kích thích sự phát triển của hệ vi khuẩn và vi nấm trong đất. Nghiên cứu này cho thấy việc bổ sung vi khuẩn P. fluorescens KT3 kếp hợp với trồng lạc (đậu phộng) giúp đẩy nhanh tốc độ phân hủy acetochlor trong đất.
The herbicide of acetochlor has been widely applied to control weeds in agricultural sector, but it is responsible for numerous environmental hazards. In the current study, we investigated the effects of the herbicide on bacteria and microfungi communities in soil. The research findings revealed that acetochlor used at 1.24 mg/kg inhibited the growth of both bacteria and microfungi. Moreover, the degradation half-life values were greater at higher acetochlor concentrations in soil, from 12.3 ± 1.2 days at the concentration of 1.0× to 24.5 ± 2.5 days at 2.0×. The augmentation of P. fluorescens KT3 and amendment with peat in soil increased the degradation rates. Besides, the cultivation of peanut enhanced degradation of the compound, and stimulated the growth of bacteria and microfungi. This study showed a process to enhance the remediation of acetochlor in soil by augmentation of P. fluorescens KT3 and cultivation of peanut.
TTKHCNQG, CVv 392