Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  14,926,849

68

Cây lương thực và cây thực phẩm

Nguyễn Xuân Viết; Vũ Thị Bích Huyền; Lê Thị Tươi; Phạm Thị Việt Anh; Nguyễn Xuân Viết(1)

Đánh giá đa dạng di truyền trong tập đoàn khoai môn - sọ miền Bắc bằng chỉ thị RADP

Assessment of genetic diversity in collection of North taro accessions using RAPD markers

Nông nghiệp & Phát triển nông thôn

2023

04

13 - 21

1859-4581

Tập đoàn khoai môn sọ; Đa dạng di truyền; Đa hình RAPD; Tập đoàn gen; Bảo tồn nguồn gen

Taro (Colocasia esculenta (L.) Schott) collection; Genetic diversity; RAPD polymorphism.

Đa dạng di truyền trong các tập đoàn gen cây trồng là rất quan trọng với khoa học bảo tồn nguồn gen. Trong nghiên cứu này, 253 mẫu nguồn gen khoai môn sọ miền Bắc đang được bảo tồn chuyển chỗ tại Trung tâm Tài nguyên thực vật đã được đánh giá sự đa dạng ở mức phân tử bằng 10 chỉ thị RAPD. Tính đa dạng di truyền cao trong tập đoàn gen đã được phát hiện với 100% locus RAPD đa hình, trung bình có 5,8 alen/locus. Giá trị PIC trung bình đạt 6,8, hệ số đa dạng gen Nei và hệ số đa dạng Shannon trung bình lần lượt là 0,2963 và 0,4469. Hệ số tương đồng di truyền trong tập đoàn nằm trong khoảng 0,38 đến 0,95. Tất cả 253 nguồn gen được phân thành 5 nhóm ở mức tương đồng 0,64. Một số nguồn gen có mức độ tương đồng rất cao (0,95) phản ánh mối quan hệ di truyền rất gần gũi. Trong khi một số khác có sự khác biệt di truyền lớn (hệ số tương đồng rất thấp (0,38) so với các nguồn gen còn lại. Kết quả phân nhóm nguồn gen trong nghiên cứu sẽ là những thông tin có ý nghĩa cho chương trình chọn tạo giống. Phát hiện hai nguồn gen mang alen đặc trưng có thể nhận dạng bằng chỉ thị OPN-11 và OPO-19 cho thấy tiếp cận RAPD có tiềm năng đáng kể trong việc nhận dạng, phân tích quan hệ và phân biệt các giống khoai môn-sọ khác nhau.

In this study, 253 accessions from the Northern taro germplasm collection maintained at the Plant Resources Centre of Vietnam were evaluate genetic diversity by using ten RAPD markers. High genetic diversity in the collection was detected with 100% RAPD polymorphic loci, with an average of 5.8 alleles/locus, the mean PIC value of 6.8, the Nei’s genetic diversity coefficient and the Shannon's diversity coefficient were 0.2963 and 0.4469, respectively. The genetic similarity coefficient within the ranges from 0.38 to 0.95. The 253 accessions clustered as five groups at the similarity level of 0.64. Some accession have a very high level of similarity (0.95) reflecting very close genetic relationships, while some another ones have large genetic differences (very low similarity coefficient, 0.38). These results will be meaningful information for the taro breeding project. Detecting two accessions carrying characteristic alleles also show that the RAPD approach has considerable potential for detecting genetic diversity, relationship and molecular identification of taro genetic resources.

TTKHCNQG, CVv 201