



- Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam
Tôn Nữ Mỹ Nhật, Nguyễn Thị Mi Pha
EXPLORING TEXT-IMAGE RELATIONS IN ENGLISH COMICS FOR CHILDREN: THE CASE OF “LITTLE RED RIDING HOOD”
KHẢO SÁT QUAN HỆ HAI PHƯƠNG TIỆN HÌNH ẢNH VÀ NGÔN NGỮ TRONG TRUYỆN TRANH TIẾNG ANH DÀNH CHO THIẾU NHI: TRƯỜNG HỢP “CÔ BÉ QUÀNG KHĂN ĐỎ”
Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài
2019
3
Trong bức tranh giao tiếp ngày nay, nhiều phương tiện tạo nghĩa khác thường được phối hợp sử dụng bên cạnh ngôn ngữ. Bài viết này tiếp cận hướng nghiên cứu mới mẻ này, Phân tích diễn ngôn đa thức, với đối tượng khảo sát là một thể loại dành cho thiếu nhi. Cụ thể, công trình này khảo sát xem nội dung một câu chuyện được xây dựng như thế nào bằng hai phương tiện ngôn ngữ và hình ảnh. Dữ liệu nghiên cứu là truyện tranh Cô bé quàng khăn đỏ, với phần lời bằng tiếng Anh. Mối quan hệ giữa hai phương thức được phân tích dựa trên khung lý thuyết của Unsworth (2006). Kết quả phân tích cho thấy trong truyện tranh này tác giả sử dụng cả hai loại quan hệ Mở rộng và Phóng chiếu, với tần suất xấp xỉ bằng nhau; tuy nhiên, các tiểu loại trong mỗi loại lại có tỷ lệ khác biệt lớn. Trong số các tiểu loại, quan hệ Phát ngôn có tỷ lệ lớn nhất, chiếm gần một nửa tổng số các mối quan hệ xuyên suốt cả truyện tranh. Đây có thể được xem như là một nét đặc trưng của thể loại diễn ngôn này. Trong các tiểu loại thuộc quan hệ Mở rộng, quan hệ Đồng nhất và Bổ sung có tần suất sử dụng gần bằng nhau, và lớn hơn nhiều so với quan hệ Tăng cường. Về lý luận, kết quả nghiên cứu đóng góp những số liệu làm cơ sở cho những nghiên cứu tiếp sau về truyện tranh cũng như các thể loại văn học khác dành cho thiếu nhi dưới ánh sáng của lý thuyết phân tích diễn ngôn đa thức. Những kết quả nghiên cứu cũng là những đóng góp vào các định hướng khai thác các nguồn tài liệu tiếng Anh trực tuyến vào thực tiễn phát triển năng lực tiếng Anh cho lứa tuổi thiếu nhi.
The present panorama of communication features the co-employment of language and other semiotic resources. This paper addresses this fledging field, multimodal discourse analysis, by investigating a genre targeted at children. Specifically, it studies how meanings in comics for children are constructed both verbally and visually. The data for the study is one comic - Little Red Riding Hood, which is presented via colored images and verbal texts in English. The analysis was based on Unsworth’s (2006) framework to explore the interplay of the two semiotics in the construction of the ideational contents. The results reveal that this comic displays both Expansion and Projection relations with nearly equal occurrence frequencies; however, within each type, the subtypes are vastly different with Verbal being the most predominant, which can be deemed as one of the typical features of the genre in focus. Regarding Expansion, Concurrence and Complementarity have nearly the same high percentage while Enhancement has a lower proportion. Theoretically, the findings concerning a complete full-length comic contribute to the literature on multimodal texts for young learners. The findings also have practical implications for the teaching and learning of English as a foreign language as to how to exploit the free online kid-targeted multimodal resources to engage the young learners in literary works in general and to develop their English proficiency in particular.