Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  16,240,475

Viễn thám

Lê Thanh Sơn; Nguyễn Trần Điện; Nguyễn Trần Dinh; Phạm Hoàng Long; Lê Mai Thảo; Lê Kỳ Sơn; Đinh Ngọc Đạt; Đinh Ngọc Đạt(1)Lê Mai Thảo(2)

Khả năng ứng dụng ảnh vệ tinh trong giám sát chất lượng nước biển ven bờ phục vụ nuôi trồng thủy sản

The ability to apply satellite images in coastal water quality monitoring for aquaculture

Môi trường

2022

CD2

99-104

2615-9597

Nuôi trồng thủy sản; Ảnh vệ tinh; Giám sát; Chất lượng nước biển; Chl-a; TSS; SPM; CDOM

Aquaculture; Satellite image; Monitoring; Sea water quality; Chl-a; TSS; SPM; CDOM

Hiện nay, việc kiểm soát, giám sát chất lượng môi trường ven biển hiện đang gặp nhiều khó khăn do số lượng các trạm quan trắc liên tục môi trường nước biển ven bờ ở nước ta còn ít, phần lớn các tỉnh chỉ thực hiện việc quan trắc định kỳ (tần suất 2 - 4 lần/năm). Việc giám sát này chỉ mang tính thời điểm và chỉ thực hiện được ở một số vị trí nhất định, do đó, việc nhận diện nguyên nhân và đề xuất các giải pháp khắc phục còn chưa kịp thời, hiệu quả. Phân tích các nghiên cứu trong và ngoài nước trong thời gian qua đã chứng minh rằng công nghệ viễn thám, là công nghệ thu thập thông tin từ khoảng cách xa về một đối tượng thông qua việc phân tích năng lượng điện từ phát ra từ các đối tượng quan tâm, hoàn toàn có thể ứng dụng để quan trắc, giám sát chất lượng nước ven biển một cách liên tục, trên một phạm vi rộng lớn thông qua các chỉ số nhiệt độ, diệp lục (chl-a), vật chất lơ lửng (TSS/SPM), chất hữu cơ mang màu (CDOM). Do phương pháp viễn thám có độ chính xác thấp hơn phương pháp quan trắc truyền thống, nên có thể sử dụng nó như một phương pháp giám sát và cảnh báo ở tầm vĩ mô, khi thấy có dấu hiệu chất lượng nước diễn biến xấu đi ở một vị trí nào đó, có thể tiến hành lấy mẫu và phân tích theo phương pháp truyền thống để đánh giá một cách chính xác. Việc kết hợp này sẽ là giải pháp giám sát môi trường nước ở các khu vực nuôi trồng thủy sản đầy hứa hẹn, góp phần phát triển bền vững ngành thủy sản ở nước ta.

Currently, the control and monitoring of coastal environmental quality is facing many difficulties because the number of continuous monitoring stations for coastal marine environment in our country is very small, most provinces only perform periodic monitoring (frequency 2-4 times/year). This monitoring is only momentary and can only be done in certain locations, so the identification of causes and recommendations for remedial solutions are not timely and effective. Analysis of domestic and foreign studies in the past time has proven that remote sensing technology, which is a technology to collect information from a long distance about an object through the analysis of electromagnetic energy emitted from object of interest, can be completely applied to monitor and monitor coastal water quality continuously, on a large scale through temperature indicators, chlorophyll (chl-a), material suspended matter (TSS/SPM), chromogenic organic matter (CDOM). Since remote sensing method has lower accuracy than traditional monitoring method, it can be used as a macro-scale monitoring and warning method, when there are signs of deterioration in water quality. In a certain location, it is possible to carry out sampling and analysis according to traditional methods for accurate assessment. This combination will be a promising solution for monitoring the water environment in aquaculture areas, contributing to the sustainable development of the aquaculture industry in our country.

TTKHCNQG, CVv 359