Hệ phương pháp được thiết lập nhằm mục đích tìm hiểu mô hình mật độ khu vực nghiên cứu là hợp lý và có thể sử dụng có hiệu quả trong phân tích tài liệu trọng lực ở những khu vực còn thiếu các kết quả nghiên cứu khác có độ tin cậy cao hơn như phương pháp dò sâu địa chấn và địa từ telua... Ưu việt của hệ phương pháp này là sử dụng đặc trưng phân tích định tính làm cơ sở ban đầu cho thiết lập mô hình định lượng nghiên cứu cấu trúc mật độ theo tuyến với độ tin cậy cao hơn. ĐĐGSH là đới nâng tương đối ranh giới mặt Moho. Biên độ nâng tương đối mặt ranh giới này so với đới cấu trúc lân cận có thể đạt tới 6-7 km. Giá trị tuyệt đối độ sâu mặt Moho ở đây có thể chỉ nằm ở mức xấp xỉ 22-32 km với xu thế tăng yếu theo phương tây bắc. Có sự phân dị mạnh mặt móng kết tinh theo phương đông nam, từ chỗ lộ ra trên bề mặt ở khu vực dãy núi Con Voi tới độ sâu 8-10 km ở trung tâm trũng Kainozoi Sông Hồng. Có biểu hiện rõ nét biến đổi ngang mật độ trong lớp trầm tích và trong vỏ kết tinh. Mật độ trung bình vỏ trầm tích biến đối trong giới hạn 2,59-2,65g/cm3 trong khi mật độ vỏ kết tinh là khoảng 2,85-3,10 g/cm3