Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  14,929,336

67

Vật liệu xây dựng

Tống Tôn Kiên; Trần Đức Trung; Tống Tôn Kiên(1)

Chất kết dính thạch cao hỗn hợp cường độ cao, bền nước trên cơ sở thạch cao FGD-xi măng poóc lăng và mê ta cao lanh

High - strength and water - resistant gypsum binder based on fgd gypsum –portland cement and metakaline

Khoa học Giao thông vận tải

2023

5

627-643

1859-2724

CKD thạch cao, Mê ta cao lanh - MK, Thạch cao cường độ cao, Thạch cao chịu nước, Thạch cao FGD.

Gypsum binder, FGD gypsum, Metakaolin- MK, High-Strength Plaster, Water-resistant Plaster

Việc tận dụng các nguồn phế thải công nghiệp (PTCN) để sản xuất các loại sản phẩm vật liệu xây dựng không những giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường phát sinh do tồn chứa PTCN, mà còn góp phần tiết kiệm tài nguyên và phát triển bền vững trong ngành công nghiệp xây dựng. Nghiên cứu này nhằm phát triển loại chất kết dính thạch cao hỗn hợp (CKD) hai và ba thành phần trên cơ sở tận dụng phế thải thạch cao từ quá trình khử khí thải chứa lưu huỳnh trong các nhà máy nhiệt điện (phế thải thạch cao Flue Gas Desulfurization- FGD). Từ 16 cấp phối CKD với các tỷ lệ thạch cao FGD thay đổi từ 50-80%, xi măng từ 20-50% và MK từ 0-15%, nghiên cứu đã lựa chọn được các cấp phối hợp lý đảm bảo đồng thời các yêu cầu về thời gian đông kết, cường độ nén cao (≥30 MPa) và có khả năng bền nước tốt. Nghiên cứu cũng phân tích sự hình thành các sản phẩm thủy hóa, thành phần khoáng và hình thái vi cấu trúc của hệ CKD hai và ba thành phần bằng các phương pháp phân tích nhiệt vi sai (TG-DTA), nhiễu xạ tia X (XRD) và kính hiển vi điện tử quét (SEM). So với CKD thạch cao tự nhiên, cả hai hỗn hợp CKD hai hoặc ba thành phần gồm thạch cao FGD, xi măng poóc lăng và mê ta cao lanh đều cho thấy khả năng chịu nước tốt. Kết quả nghiên cứu mở ra hướng phát triển vật liệu CKD mới, có tính bền vững cao, khả năng ứng dụng trong nhiều dạng kết cấu sản phẩm công trình xây dựng, đồng thời thân thiện với môi trường.

The utilisation of industrial wastes to produce construction materials not only solves the environmental pollution problems from waste storage but also contributes to saving resources and developing sustainability in the construction industry. This study aims to develop binary and ternary gypsum binders based on using the gypsum waste from the Flue Gas Desulphurization in Power Plants (Flue Gas Desulfurization- FGD gypsum waste). From 16 mixtures of CKD with the proportions of FGD gypsum varying from 50-80%, Portland cement from 20-50% and MK from 0-15%, the research has selected a reasonable combination to ensure the requirements for setting time, high compressive strength (≥30 MPa) and good water resistance. The study also analyzed the formation of hydration products, mineral composition and microstructural morphology of both binary and ternary binder systems by differential thermal analysis (TG-DTA), X-ray diffraction (XRD) and scanning electron microscopy (SEM) methods. Compared with natural gypsum, both binary or ternary blended binders of FGD gypsum, cement, and metakaolin showed very good water resistance. These results lead to the development of new high-sustainable binder materials and widen their application in many kinds of environmental-friendly construction products.

TTKHCNQG, CVv 287