Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  14,856,386

Huyết học và truyền máu

Nguyễn Thị Thu Hà; Vũ Hải Toàn; Đặng Thị Vân Hồng; Lê Thị Thanh Tâm; Hoàng Phương Linh; Nguyễn Thị Tuyển; Nguyễn Hà Thanh; Bạch Quốc Khánh; Lê Thị Thanh Tâm(1)

Một số đặc điểm nhân khẩu học của bệnh nhân thalassemia điều trị tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương năm 2020

Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam)

2021

Chuyên đề

150-158

1859-1868

Thanlassemia; Nhân khẩu học; Dân tộc; α-thalassemia; β-thalassemia

Thalassemia là bệnh lý di truyền phổ biến nhất ở Việt Nam, có tính chất theo dân tộc và địa dư. Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích một số đặc điểm nhân khẩu học của bệnh nhân thalassemia điều trị tại Viện Huyết học Truyền máu Trung Ương (VHHTMTW) năm 2020. Kết quả: qua phân tích 2845 bệnh nhân thalassemia điều trị tại VHHTMTW năm 2020 thấy, tỷ lệ bệnh nhân β-thalassemia mức độ nặng chiếm 18,8 %, β-thalassemia mức độ trung bình chiếm 7,3%, β-thalassemia/ HbE chiếm 55,5% và α thalassemia là 18,4%. Bệnh nhân β-thalassemia mức độ nặng có độ tuổi trung bình là 8,5, gặp nhiều ở dân tộc Dao, Nùng, Tày với tỷ lệ lần lượt là 49,1%, 40% và 38,8%. Bệnh nhân β-thalassemia/ HbE gặp chủ yếu ở dân tộc Thái là 78,1% và dân tộc Mường là 77,5%. Kết luận: Bệnh nhân thalassemia tại VHHTMTW năm 2020 có đủ các thể α-thalassemia, β-thalassemia và β-thalassemia/ HbE. Bệnh nhân β-thalassemia mức độ nặng có độ tuổi trung bình thấp. Tỷ lệ các thể bệnh Thalassemia có sự khác biệt ở các dân tộc.

TTKHCNQG, CVv 46