Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  17,275,916
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

06

Quy hoạch giao thông và các khía cạnh xã hội của giao thông vận tải

Trần Thị Ân, Lê Ngọc Hành(1), Trương Văn Cảnh

Đánh giá chất lượng môi trường đô thị thành phố đà nẵng theo khung tiếp cận chỉ số thịnh vượng đô thị của un-habitat

Urban environmental quality for da nang city based on the framework of the un-habitat city prosperity index

Tạp chí Khoa học - Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh

2022

11

1865-1877

1859-3100

Nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu là đánh giá vai trò của các yếu tố môi trường trong đo lường chỉ số thịnh vượng đô thị của thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn từ 2004 đến 2019. Phương pháp xác định các chỉ số về môi trường dựa trên khung tiếp cận bộ chỉ số thịnh vượng đô thị do UN-Habitat xây dựng. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng giá trị chỉ số bền vững môi trường của Thành phố Đà Nẵng ở tất cả các năm chỉ đạt dưới 50,0 là chỉ tiêu còn khá khiêm tốn so với các thành phố khác trong nước và trên thế giới, trong đó một số chỉ số dưới mức trung bình. Đánh giá bền vững về môi trường đối với thành phố Đà Nẵng khẳng định các tiêu chí như thu gom chất thải rắn, xử lí nước thải đều có giá trị tương đối tốt. Trong khi đó, các tiêu chí như số lượng trạm quan trắc môi trường, nồng độ PM2.5, phát thải CO2, tái chế chất thải rắn và sử dụng năng lượng tái tạo ở mức dưới trung bình trong giai đoạn 2004-2019. Kết quả nghiên cứu từ đề tài là cơ sở khoa học có giá trị cho chính quyền địa phương trong việc nâng cao chất lượng môi trường hướng tới sự thịnh vượng của thành phố.

This study aims to evaluate the role of environmental sustainability in measuring the City Prosperity Index for Da Nang City, Vietnam from 2004 to 2019. The method of determining environmental indicators is based on the City Prosperity Index framework developed by UN-Habitat. Results indicate that the average value of the environmental sustainability index for Da Nang City is 49.7 according to the UN-Habitat standard. This environmental index is still lower than other components constituting CPI for Da Nang City in which some of the variables are under the moderate level which lower the CPI value of the study area. The assessment of environmental sustainability for Da Nang City confirmed that criteria such as solid waste collection, CO2 emissions, and wastewater treatment are relatively good values. Meanwhile, the criteria such as the number of environmental monitoring stations, PM2.5 concentration, solid waste recycling, and the use of renewable energy are under moderate level in the period of 2004-2019. The findings could be valuable for local government to enhance the environmental quality concerning the city’s prosperity.

TTKHCNQG, CTv 138