Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  17,943,450
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

Khoa học giáo dục

BB

XÂY DỰNG CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC SÁNG TẠO THIẾT KẾ KĨ THUẬT TRONG GIÁO DỤC STEM

Reliability and validity an instrument to assess creative competency in engineering design on stem education

Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội: Khoa học Giáo dục

2020

1

151

Sáng tạo là một năng lực quan trọng của con người trong thế kỉ 21 để đáp ứng những thách thức phức tạp trong tương lai. Mặt khác, sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong các bài học STEM (khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán) được xây dựng theo quy trình thiết kế kĩ thuật. Do đó, một công cụ để đánh giá sáng tạo thiết kế kĩ thuật thông qua các bài học STEM là cần thiết. Nghiên cứu của chúng tôi nhằm thiết kế một công cụ tự đánh giá năng lực sáng tạo của học sinh trong thiết kế kĩ thuật thông qua các bài học STEM. Dữ liệu được thu thập từ 160 học sinh trung học phổ thông ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Để xác định giá trị của thang đo, phân tích độ tin cậy, phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích nhân tố khẳng định (CFA) được sử dụng. Kết quả các phân tích cho thấy công cụ có độ tin cậy cao và tính giá trị phù hợp để sử dụng đánh giá sáng tạo. Học sinh có thể tự đánh giá năng lực sáng tạo thiết kế kĩ thuật của bản thân thông qua công cụ này.

Creativity is an important capability in the 21st century that human beings need to have in order to meet complex future challenges. It also plays an important role in integrated STEM lessons (science, technology, engineering and math) development according to the technical design process. Therefore, it is essential to have a tool to evaluate creativity in the technical design through STEM lessons. Our research aims to design such kind of tool, Data used in this research was collected from 160 high school students in the North and Central of Vietnam. In order to determine the value of the scale, reliability analysis, discovery factor analysis (EFA) and confirmatory factor analysis (CFA) were utilized. The results of the analysis show that the tool has high reliability and appropriate value to use in creativity assessment. By using this tool, students can assess their own creativity in technical design. Further research direction is also proposed in the conclusion section of the article.