



76
Vi sinh vật học y học
BB
Phan Văn Hậu; Lê Văn Hưng; Vũ Huy Lượng; Nguyễn Thị Hà Vinh; Phạm Quỳnh Hoa; Lê Huyền My; Nguyễn Văn An; Lê Huy Hoàng; Nguyễn Hoàng Việt; Phạm Thị Vân; Trương Thị Thu Hiền; Nguyễn Thanh Bình; Lê Hạ Long Hải; Trương Thị Thu Hiền(1);
Tình hình kháng kháng sinh của một số vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện E năm 2023
Prevalence of antimicrobial resistance of common bacteria isolated from blood cultures at E Hospital in 2023
Tạp chí Nghiên cứu y học (Đại học Y Hà Nội)
2024
02
118-128
2354-080X
Nhiễm khuẩn huyết; Kháng kháng sinh; Vi khuẩn; Phân lập
Bloodstream infection; Antimicrobial resistance; Bacteria; Isolated; Clinical
Nhiễm khuẩn huyết là một nhiễm trùng nặng, mỗi năm gây tử vong cho hàng triệu người trên thế giới. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm mục đích đánh giá tỷ lệ nhiễm và tính kháng kháng sinh của một số chủng vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện E năm 2023. Trong 2094 mẫu cấy máu, nghiên cứu đã phân lập được 275 chủng vi khuẩn, chiếm tỷ lệ 13,1%. Tác nhân gây bệnh hay gặp nhất là E. coli (29,1%), K. pneumoniae (18,5%) và S. aureus (13,5%). Tỷ lệ E. coli và K. pneumoniae sinh men betalactamase phổ rộng là 58,1% và 2,4%. E. coli nhạy cảm nhất với imipenem (100%), meropenem (100%) và ertapenem (96.8%). Trong khi đó, K. pneumoniae nhạy cảm cao nhất với amikacin (70,7%) và gentamycin (65,9%). Tỷ lệ S. aureus kháng methicillin là 61,8%, đề kháng cao nhất với benzylpenicillin (94,1%) và chưa phát hiện chủng đề kháng vancomycin. Nghiên cứu chỉ ra tầm quan trọng của việc kiểm soát nhiễm khuẩn và sử dụng kháng sinh hợp lý để giảm thiểu sự lây lan của các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh.
Bloodstream infections are severe infections that kill millions of people annually worldwide. This study aims to evaluate the prevalence and antimicrobial resistance of bacterial strains associated with bloodstream infection at E Hospital in 2023. Out of 2,094 blood culture samples, 275 bacterial strains were isolated, constituting a prevalence rate of 13.1%. The most common pathogens isolated were E. coli (29.1%), K. pneumoniae (18.5%), and S. aureus (13.5%). Notably, 58.1% of E. coli and 2.4% of K. pneumoniae were found to produce extended-spectrum beta-lactamase. Regarding antibiotic susceptibility, E. coli exhibited high sensitivity to imipenem (100%), meropenem (100%) and ertapenem (96.8%). For K. pneumoniae, the highest susceptibility was to amikacin (70.7%) and gentamicin (65.9%). For S. aureus, the highest resistance was to benzylpenicillin at 94.1%, while methicillin resistance was identified in 61.8% of cases. Importantly, no vancomycin-resistant strains were detected. The findings highlight the frequent occurrence of elevated resistance rates among E. coli, K. pneumoniae, and S. aureus to commonly prescribed antibiotics. Therefore, this study underscores the importance of rigorous infection control measures and judicious antibiotic usage to prevent the spread of antibiotic-resistant bacterial strains.
TTKHCNQG, CVv 251