Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  18,875,450
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

Khoa học xã hội

BB

Nguyễn Thị Bích Ngọc, Đoàn Thị Minh Tâm, Trần Minh Thành

GIẢNG DẠY LIÊN VĂN HÓA VÀ NĂNG LỰC GIAO TIẾP LIÊN VĂN HÓA CỦA SINH VIÊN TRONG BỐI CẢNH MỘT TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM

INTERCULTURAL TRAINING AND EFL STUDENTS’ INTERCULTURAL COMMUNICATIVE COMPETENCE IN A HIGHER EDUCATION CONTEXT OF VIETNAM

Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên

2024

03

185 - 192

Nghiên cứu này tìm hiểu tác động của khóa học giao tiếp liên văn hóa đối với sự phát triển năng lực giao tiếp liên văn hóa của sinh viên, một năng lực quan trọng với người học ngôn ngữ trong thế giới toàn cầu hóa. Sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp kết hợp khảo sát với phỏng vấn sinh viên, nghiên cứu này tìm hiểu sự thay đổi về kiến thức, kỹ năng và thái độ liên văn hóa của sinh viên trước và sau khóa học và mức độ đóng góp của khóa học vào sự phát triển năng lực giao tiếp liên văn hóa của sinh viên. 122 sinh viên chuyên ngành tiếng Anh đã tham gia cuộc khảo sát trực tuyến và 10 sinh viên tình nguyện tham gia các cuộc phỏng vấn bán cấu trúc. Bộ câu hỏi điều tra của tác giá Huang (2021) được sử dụng làm công cụ chính để thu thập dữ liệu. Kết quả chỉ ra rằng mặc dù khóa học giúp cải thiện tất cả các thành phần của năng lực giao tiếp liên văn hóa nhưng có hiệu quả rõ nét nhất về mặt kiến thức so với các thành tố khác, và kỹ năng là thành phần ít được cải thiện nhất. Nghiên cứu đưa ra một số đề xuất cho việc sửa đổi nội dung khóa học và thiết kế chương trình giảng dạy.

This paper discusses the effects of an intercultural communication course on the development of students’ intercultural communicative competence, a crucial competence for language learners in the globalised world. Using a mixed method approach that combines survey reports with students’ interviews, the study explored whether there were any changes in students’ intercultural knowledge, skills, and attitudes before and after the course and to what extent the course contributed to the development. A total of 122 English-majored students took part in an online survey and 10 of them voluntarily entered into semi-structured interviews. An adopted questionnaire from Huang (2021) was used as the primary data collection instrument. The findings indicated that while the course helped to improve all components of intercultural communicative competence, it supported more strongly the development of knowledge rather than the other aspects, especially the skills component. Several suggestions were given for the revision of course content and curriculum design.