Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  17,693,392
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

68

Khoa học công nghệ chăn nuôi khác

Nguyễn Văn Thu, Nguyễn Thị Kim Đông

Hiện trạng và định hướng phát triển chăn nuôi vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Current status and development orientation of livestock production in Mekong delta (MD) of Vietnam

Khoa học Công nghệ Chăn nuôi

2023

138

14-25

1859-0802

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng đất phì nhiêu, nước ngọt sẵn có và khí hậu nhiệt đới ôn hòa thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, có đóng góp lớn vào cung cấp lương thực và thực phẩm cho nội địa và xuất khẩu. Chăn nuôi là ngành sản xuất nông nghiệp phổ biến, quan trọng trên thế giới với các sản phẩm như thịt, sữa, trứng, phân bón hữu cơ, thú cảnh, du lịch, v.v… Chúng mang lại thu nhập cao, nâng cao dinh dưỡng và trí tuệ của con người, đa dạng hóa các mô hình và khả năng sản xuất trong xã hội cho cả người giàu và nghèo. Tuy nhiên ngành chăn nuôi ở ĐBSCL phát triển còn khá hạn chế do nhiều lý do khách và chủ quan. Trong bài viết này tác giả sẽ trình bày hiện trạng chăn nuôi, lý giải về chăn nuôi phải áp dụng các công nghệ tiến bộ, nêu ra những nguyên lý để phát triển ngành chăn nuôi với xu thế toàn cầu thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu, ứng dụng công nghệ mới, điều kiện tài chính, nguồn nhân lực và trình độ sản xuất. Trong khi với chăn nuôi công nghiệp có nhiều thuận lợi, thì chăn nuôi truyền thống cần những chính sách hỗ trợ và đầu tư vật chất của nhà nước để tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng và an toàn, cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu, mang lại lợi ích cho phát triển kinh tế, môi trường và xã hội.

Mekong delta of Vietnam is a fertile soil region, available fresh water and temperate climate, which is favorable for agricultural development and has a large contribution to food sources for domestic consumptions and exports. Animal husbandry is popularly considered as an important-agricultural production in the World, which makes many useful products such as meat, milk, eggs, organic fertilizer, pets, tourism, etc. It contributes to better income, improving human nutrition and intelligence and production diversifications based on certain production models for both the rich and poor producers. However the development of animal production in MD is still limited due to some objective and subjective reasons. In this paper the author will present the current production status, explain the reasons for applying advanced technologies and development principles of sustainable production in global trends of adaptation to climate change, new technologies, financial conditions, human resources and technically applying levels. While there are advantages in production for industrial farms, the traditional ones with their limited resources must need more support on development policies and material investments from the government to make more quality and safe animal products for local consumption and export with better benefits on economic development, environment and society.

TTKHCNQG, CVv 25