76
Khoa học về chăm sóc sức khoẻ và dịch vụ y tế
BB
Bùi Minh Hiền; Nguyễn Hồng Chương; Trần Văn Hưởng; Vũ Hải Hà; Lại Thị Minh; Trần Thị Quỳnh Như; Nguyễn Minh Đăng; Võ Thị Kim Anh
Hiệu quả can thiệp nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành của phụ nữ tuổi sinh đẻ về sàng lọc trước sinh tại tuyến y tế cơ sở, tỉnh Bình Dương, 2019-2022
Effectiveness of intervention to increase knowledge, attitude, and practice of women of reproductive age about prenatal screening at the grassroots health system, Binh Duong province, 2019-2022
Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam)
2023
2
150-155
1859-1868
Sàng lọc trước sinh; Kiến thức; Thái độ; Thực hành; Phụ nữ
Prenatal screening; Knowledge; Attitude; Practice; Women; Binh Duong
Đánh giá hiệu quả can thiệp nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành của phụ nữ tuổi sinh đẻ về sàng lọc trước sinh. Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu can thiệp cộng đồng không đối chứng được tiến hành trên 455 phụ nữ tuổi tuổi sinh đẻ trước và sau can thiệp từ tháng 03/2019 đến tháng 12/2022 tại 91 trạm y tế xã, tỉnh Bình Dương. Kết quả: Tỷ lệ phụ nữ tuổi sinh đẻ có kiến thức đúng về sàng lọc trước sinh tăng từ 47,3% lên 73,8% (p < 0,05; CSHQ = 56,3%), thái độ tích cực về sàng lọc trước sinh tăng từ 63,2% lên 80,7% (p < 0,05; CSHQ = 27,4%), thực hành đúng về sàng lọc trước sinh tăng từ 38,2% lên 67,9% (p < 0,05; CSHQ = 77,6%). Kết luận: Mô hình can thiệp có hiệu quả trong việc nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành của phụ nữ tuổi sinh đẻ về sàng lọc trước sinh. Truyền thông về sàng lọc trước sinh cần được thực hiện thường xuyên hơn và đa dạng hóa các hình thức.
Evaluate the effectiveness of intervention to increase knowledge, attitude, and practice of women of reproductive age regarding prenatal screening. Methods: Non-controlled community intervention research design was conducted on 455 women of reproductive age before and after intervention from March 2019 to December 2022 at 91 commune health stations, Binh Duong province. Results: The proportion of women of reproductive age with correct knowledge about prenatal screening increased from 47.3% to 73.8% (p < 0.05; Efficiency Index (EFFi) = 56.3%), correct attitude about prenatal screening increased from 63.2% to 80.7% (p < 0.05; EFFi = 27.4%), correct practice of prenatal screening increased from 38.2% to 67.9% (p < 0, 05; EFFi = 77.6%). Conclusion: The intervention model is effective in improving knowledge, attitude, and practice of women of reproductive age regarding prenatal screening. Communication about prenatal screening needs to be done more frequently and in diverse forms.
TTKHCNQG, CVv 46