Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  17,418,904
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

76

Ung thư học và phát sinh ung thư

Vũ Văn Thịnh, Phạm Cẩm Phương

Kết quả điều trị bước một thuốc ức chế Tyrosine kinase thế hệ 1 bệnh nhân nữ giới ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IIIB-IV

First-line outcome treatment the first-generation tyrosine kinase inhibitors in female patients with stage IIIB-IV non-small cell lung cancer

Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam)

2023

2

281-286

1859-1868

Đánh giá kết quả điều trị bước 1 thuốc ức chế tyrosin kinase thế hệ 1 ở bệnh nhân nữ giới mắc ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IIIB–IV. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi tiến cứu trên 75 bệnh nhân nữ mắc ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IIIB–IV, có đột biến EGFR, điều trị bước 1 thuốc ức chế tyrosin kinase thế hệ 1 tại Bệnh viện Bạch Mai từ năm 2019-2021. Kết quả: Tỷ lệ đáp ứng một phần 76%, không có bệnh nhân nào đạt đáp ứng hoàn toàn. Tỷ lệ kiểm soát bệnh 93,3%. Đáp ứng tổn thương não 59,1%. Đáp ứng cao hơn ở nhóm có tác dụng phụ trên da với cả hai thuốc gefitinib và erlotinib (có ý nghĩa thống kê). Thời gian sống thêm bệnh không tiến triển trung bình 12,5±0,6 tháng, trung vị 12 tháng. Thời gian sống thêm bệnh không tiến triển trung vị của hai thuốc gefitinib và erlotinib khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Các yếu tố ảnh hưởng tốt đến thời gian sống thêm bệnh không tiến triển là chỉ số toàn trạng trước điều trị ECOG PS 0-1, đột biến exon 19 và tác dụng phụ trên da (nổi ban, nổi mụn). Độc tính chủ yếu là nổi ban và tiêu chảy, đa số ở độ I và II. Tỷ lệ tạm ngừng điều trị và giảm liều do độc tính thấp (2,7% và 1,3% tương ứng).

To evaluate the results of the first-line therapy after the first-generation tyrosine kinase receptor inhibitors (TKIs) in female patients with non-small cell lung cancer (NSCLC) stage IIIB-IV. Subjects and methods: Regression study on 75 female patients with NSCLC stage IIIB-IV, harboring EGFR mutation, received 1st generation TKIs as first-line treatment at Bach Mai hospital from 2019-2021. Results: Partial response rate 76%, no patient had complete response. Disease control rate is 93,3%. Response to brain damage 59,1%. The response was higher in the group having the adverse event in the skin with both gefitinib and erlotinib (statistically significant). Prolonged progression-free survival was 12,5±0,6 months, median of 12 months. The prolonged progression-free survival median of two groups using gefitinib and erlotinib as first-line treatment is non statistical significance. The independent factors that have a good influence on prolonged progression-free survival are the whole state just before treatment: the ECOG PS value 0-1, the exon 19 mutation and adverse events in the skin (rash). Common adverse events were rash and diarrhea, the majority I and II. The rates of treatment discontinuation and dose reduction due to low toxicity were 2,7% and 1,3%.

TTKHCNQG, CVv 46